Tổn thất khổng lồ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm chưa từng có

Nền kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng 6,2% trong quý 2/2019, mức thấp nhất trong gần 30 năm qua. Đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây ra tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế đông dân nhất thế giới.

Trung Quốc công bố số liệu vào ngày 15/7, cho thấy nền kinh tế chỉ đạt được mức tăng trưởng 6,2% trong quý 2/2019, mức tăng yếu nhất kể những năm đầu 1990. Đây là một dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây ra tổn thất không nhỏ cho kinh tế Trung Quốc.

Trong ngày 15/7, Văn phòng thống kê của đất nước này cũng cho biết từ tháng 4 đến tháng 6, nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 6,2% so với một năm trước. Điều đó phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters, và thấp hơn mức tăng trưởng 6,4% hàng năm trong quý đầu tiên của năm 2019.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây ra tổn thất không nhỏ cho kinh tế Trung Quốc. Nguồn: CNBC.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây ra tổn thất không nhỏ cho kinh tế Trung Quốc. Nguồn: CNBC.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích từ văn phòng thống kê của Trung Quốc và thăm dò từ Reuters, mức tăng này nằm trong tầm dự báo trước đó của giới phân tích. Trong quý 1, kinh tế Trung Quốc tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục thống kê Trung Quốc cho biết nền kinh tế nước này đã phải đối mặt với một tình huống kinh tế phức tạp và sự bất ổn địa chính trị ảnh hưởng từ bên ngoài ngày càng tăng, Reuters đưa tin, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng phải đối mặt với áp lực giảm giá rất lớn do những lệnh cấm vận từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nước này sẽ cố gắng đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, đại diện văn phòng thống kê cho biết thêm.

Theo giới chuyên gia, tranh chấp thương mại kéo dài hàng tháng qua giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đè nặng lên nền kinh tế của nước này, gây ra những tổn thất khổng lồ không thể tính bằng những con số.

Tom Rafferty, chuyên gia kinh tế chính của Trung Quốc thuộc Đơn vị tình báo kinh tế, cho biết: “Sự bất ổn định gây ra bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là một yếu tố quan trọng và chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ còn tiếp tục xảy ra trong tương lai”.

“Các doanh nghiệp vẫn còn hoài nghi về việc Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận thương mại rộng lớn hơn và cho rằng căng thẳng thương mại có thể leo thang trở lại”, Rafferty cho biết.

“Các nhà máy ở Trung Quốc liệu có đang sa thải công nhân do lượng đơn hàng giảm sút? Nếu điều này xảy ra, mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người dân của Chính phủ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng… Đây là vấn đề rất quan trọng đối với Chính phủ Trung Quốc”, ông Colin Graham, Giám đốc đầu tư (CIO) của Eastspring Investments, nhận xét.

Theo ông Graham, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có khả năng sẽ tung thêm các biện pháp kích cầu trong vài tháng tới để giữ tốc độ tăng trưởng không sụt giảm.

Số liệu công bố hôm thứ 6 cho thấy xuất khẩu tháng 6 của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân được cho là do thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc. Nhập khẩu vào Trung Quốc trong tháng 6 cũng giảm do nhu cầu trong nước giảm.

Ông Vishnu Varathan, trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược khu vực châu Á thuộc Mizuho Bank, nói rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc suy giảm trong quý 2 “có thể gây tác động tiêu cực đối với phần còn lại của châu Á nếu sự suy giảm này thổi bùng mối lo về căng thẳng thương mại”.

Hậu vụ nữ tướng Huawei: Trung Quốc tử hình công dân Canada

Căng thẳng ngoại giao Trung Quốc - Canada có dấu hiệu leo thang khi một công dân Canada bị tòa án Trung Quốc tuyên tử hình vì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (theo CNBC) ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN