NATO “săn” tàu ngầm Nga ở Bắc Cực

Đô đốc James G Foggo III, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ tại châu Âu, cho biết tàu ngầm Nga xuất hiện ngày càng nhiều ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Hôm 26-10, đài CNN mô tả "chiến tranh lạnh" đang được tái hiện trong bối cảnh NATO "săn" tàu ngầm Nga ở Bắc Cực. Theo Đô đốc Foggo, tàu ngầm Nga bị phát hiện hoạt động với tần suất dày hơn và được nhìn thấy ở những nơi mà chúng chưa từng xuất hiện trước đây.

Ông Foggo tin rằng Nga sở hữu hơn 40 tàu ngầm chiến đấu, trong đó có hơn 20 tàu tập trung ở Hạm đội phương Bắc với khả năng hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Để theo dõi tàu ngầm Nga, máy bay NATO đang thực hiện một chuyến bay mỗi ngày từ sân bay quốc tế Keflavik, Iceland.

NATO “săn” tàu ngầm Nga ở Bắc Cực - 1

Một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Ngoại giao Iceland Thór Thórdarson phát biểu hồi tháng 1 năm nay rằng máy bay NATO đang hoạt động với tần suất ngày càng tăng khi cất cánh từ Keflavikfor tổng cộng 153 ngày vào năm 2017.

Trong khi đó, muốn đi từ các căn cứ ở Bắc Cực của Nga đến Đại Tây Dương, tàu ngầm nước này cần phải vượt qua Iceland.

Ông Foggo cho biết Nga tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và chế tạo tàu ngầm tiên tiến, trở thành đối thủ đáng gờm nhất của Mỹ. Tuy nhiên, Moscow trấn an rằng tàu ngầm của họ chỉ để phòng thủ và bảo vệ an ninh quốc gia.

Phó Đô đốc Oleg Burtsev, cựu Tư lệnh Lực lượng hải quân Nga, hồi tháng 3 năm nay đã nói về tầm quan trọng của việc tăng cường hạm đội tàu ngầm,đảm bảo khả năng chống lại bất kỳ kẻ thù nào từ tất cả các hướng.

Ông Foggo còn nhận định thế hệ tàu ngầm mới của Nga rất tiên tiến và nguy hiểm, bao gồm tàu ngầm lớp Borei. Chúng hoạt động gần như không gây ra tiếng ồn, chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo. Tàu ngầm lớp Borei được xem là trụ cột của lực lượng răn đe hạt nhân dưới nước của Nga, tương tự như tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ.

Ngoài ra, Nga đang trong quá trình hiện đại hóa nhiều tàu ngầm cũ. Hiện tại, chúng có thể ở dưới nước lâu hơn và chở được 4 tên lửa hành trình.

NATO “săn” tàu ngầm Nga ở Bắc Cực - 2

Trực thăng Mỹ tham gia cuộc tập trận Trident Juncture. Ảnh: CNN

Đáp lại việc Nga đẩy mạnh phát triển hạm đội tàu ngầm, Mỹ đang lên kế hoạch chi 34 triệu USD để nâng cấp các cơ sở quân sự tại Keflavik, qua đó cho phép hải quân triển khai máy bay do thám P-8 Poseidon và máy bay chống ngầm thường xuyên hơn.

Ngay cả NATO cũng muốn phản ứng và gửi thông điệp tới Nga. Hôm 25-10, liên minh quân sự này bắt đầu cuộc tập trận Trident Juncture nhằm bảo vệ các đồng minh của khối.

Đây là cuộc tập trận lớn nhất của NATO trong nhiều thập kỷ với sự góp mặt của 50.000 binh sĩ, 10.000 xe, 250 máy bay và 65 tàu - bao gồm một tàu sân bay Mỹ hoạt động ở phía Bắc Vòng Bắc Cực.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ chiến tranh lạnh sau một loạt sự cố: cựu nhân viên tình báo Nga Sergei Skripal bị đầu độc ở Anh, nghi án Nga can thiệp tiến trình bầu cử Mỹ năm 2016 và lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, ông Foggo nhấn mạnh Trident Juncture không phải là một mối đe dọa với Nga, đồng thời NATO đã mời các nhà quan sát Nga và Belarus tới theo dõi cuộc tập trận.

Cách Nga phóng tên lửa hạt nhân từ tàu ngầm nếu giáng đòn phương Tây

Đoạn video mới được Nga công bố, cho người xem phần nào thấy được cách Moscow giáng đòn hạt nhân nhằm vào phương Tây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN