Giá bất động sản ngoại thành Hà Nội lại tăng đột biến, nhà đầu tư tiếp tục xuống tiền

Thời gian gần đây, giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội như Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh được “thổi” lên bất thường. Dù đã từng trải qua cơn sốt nóng và tăng đột biến nhưng nhiều nhà đầu tư vâẫn mạnh tay xuống tiền và kỳ vọng vào thị phần này sẽ mang lại khoản tiền lớn.

Bất chấp tác động từ đại dịch COVID-19, như một chu kỳ có tính lặp lại, thị trường bất động sản dịp cuối năm, giáp Tết Nguyên đán tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội vẫn cho thấy sức nóng mạnh mẽ.

Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội xuất hiện cụm từ xây dựng “thành phố trong thành phố”. Bám vào tiêu chi này, giới đầu tư bất động sản lại một lần nữa “sốt xình xình” khi từng đợt “sóng” đất bắt đầu xô tới các làng xã từ Đông Anh đến Mê Linh và huyện bán sơn địa Sóc Sơn.

Chỉ trong năm nay, đây là lần thứ 2 giá đất ở một số huyện vùng ven Hà Nội bị “thổi” lên bất thường. Theo khảo sát cho thấy, trong 1 tháng trở lại đây, giá đất Quốc Oai tăng 15-20%, Ba Vì thậm chí lên đến 45%.

Hiện tại, đất Ba Vì là điểm nóng sốt đối với giới đầu tư không chỉ từ xu hướng "bỏ phố về quê" mà còn đến từ thông tin quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Ba Vì-Suối Hai. Nhiều nhà đầu tư vẫn bất chấp đầu tư với ý định làm trang trại, khu nghỉ dưỡng kiếm lời.

Các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Mê Linh, thị xã Sơn Tây, Hòa Lạc cũng đã tăng thêm 10-15 triệu đồng/m2 đất.

Nguyên nhân chủ đạo làm nên đợt sóng lần này xuất phát từ nguồn thông tin từ huyện lên quận, từ quận lên thành phố khiến những khu vực này trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư lớn, nhỏ, trên thị trường.

Chỉ trong năm nay, đây là lần thứ 2 giá đất ở một số huyện vùng ven Hà Nội bị “thổi” lên bất thường.

Chỉ trong năm nay, đây là lần thứ 2 giá đất ở một số huyện vùng ven Hà Nội bị “thổi” lên bất thường.

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội gần đây cũng đã có thêm nhiều kế hoạch đầu tư các nút giao thông trọng điểm, hàng loạt dự án hạ tầng tỷ USD liên tục được quy hoạch và xây dựng khiến sức nóng về nhà đất được đẩy lên cao hơn bao giờ hết.

Thậm chí, với những khu vực vùng ven sông Hồng vốn đã tăng giá đầu năm do có thông tin Quy hoạch phân khu đô thị nay lại càng trở nên đắt giá. Nguyên nhân là do thành phố ra thông báo mới sẽ thực hiện phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng chậm nhất trong nửa đầu tháng 1/2022.

Thông tin ngày càng rõ ràng, cụ thể về quy hoạch phân khu mới đã khiến giá đất ở Thạch Cầu, Cự Khối, Bắc Cầu, Đông Anh dậy sóng, tăng thêm khoảng 20% so với thời điểm trước. Hàng loạt nhà đầu tư đã tới những địa điểm này để tìm hiểu và mua những miếng đất có giá trị.

Lợi dụng sự sốt nóng và quan tâm về thị trường bất động sản, đội ngũ cò đất, môi giới nhà đất đã thổi bùng cơn sốt đất lên cao. Nhiều môi giới bất động sản bất chấp đổ về các nơi là điểm nóng về giá đất tại Hà Nội để chèo kéo khách, giới đầu tư, tạo ra những đợt sóng đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận. Số lượng văn phòng môi giới, giao dịch nhà đất xuất hiện dày đặc tại các điểm nóng.

Chỉ tính riêng khu vực Đông Anh hay Long Biên đã có tới hàng chục văn phòng môi giới nhà đất lớn nhỏ mọc lên san sát nhau. Nhiều hàng quán cà phê, buôn bán phút chốc đã biến thành địa điểm kiêm môi giới nhà đất cho khách hàng có nhu cầu quan tâm đến đất đai.

Thực tế cho thấy, người tới xem đất thì nhiều nhưng số lượng giao dịch mua bán đất thành công, tỷ lệ chốt mua lại rất thấp.

Thực tế cho thấy, người tới xem đất thì nhiều nhưng số lượng giao dịch mua bán đất thành công, tỷ lệ chốt mua lại rất thấp.

Môi giới sẵn sàng tung tin về giá đất, rao bán đất sinh lời nhanh, đồn thổi về sức nóng của thị trường và các cơ hội để đầu tư, hình thành nên những cơn sốt đất ảo để làm lũng đoạn thị trường.

Những cơn sốt đất trong năm qua đã khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là những người có nhu cầu về đất. Tuy nhiên, khi nhìn nhận lại, mức giá đất đắt đỏ thực chất chỉ là trên miệng cò đất, còn trên thực tế, các giao dịch mua bán nhà đất không nhiều.

Đất trồng cây lâu năm, đất ruộng, đất đồi, các dự án đã bỏ hoang vốn không có nhiều người hỏi mua. Giá đất thực tại vốn không hề tăng cao như lời cò đất, nếu có thì chỉ nhích nhẹ theo sức nóng của thị trường.

Theo phản hồi của người dân và cả chính quyền địa phương, mặc dù người tới xem khá nhiều nhưng số lượng giao dịch mua bán đất thành công, tỷ lệ chốt mua thấp.

Thậm chí, ở một số địa phương giá đất không tăng nhiều so với thời điểm cuối năm 2020. Đơn cử tại khu đất giãn dân thôn Đồng Táng, xã Đồng Trúc hay xã Bình Yên (huyện Thạch Thất) ngay gần Trường Đại học FPT và Khu Công nghệ cao Láng-Hoà Lạc, có không ít thửa đất được rao bán nhiều tháng nay không có người mua.

Tương tự, tại huyện Gia Lâm, có những mảnh đất 40-50m khách mua hơn nửa năm nay nhưng lợi nhuận chỉ tăng khoảng 10%, chứ không tăng "chóng mặt" như dư luận đồn thổi… Đặc biệt, bước sang tháng cận Tết Nguyên đán 2022, cảnh đông đúc người mua, bán không còn xuất hiện. Thay vào đó, các mảnh đất đã im lìm nằm chờ khách tới mua.

Nguồn: [Link nguồn]

Tân Hoàng Minh nói gì về việc bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm?

Đêm 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh chính thức phát đi thông cáo báo chí khẳng định xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN