Lãi suất liên tục điều chỉnh mạnh, người dân còn gửi bao nhiêu tiền trong ngân hàng?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trước việc các ngân hàng liên tục điều chỉnh mạnh lãi suất tiết kiệm, lượng tiền nhàn rỗi của người dân đã có sự dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác thay vì mang gửi tiết kiệm ngân hàng.

Lãi suất tiết kiệm đã xuống đáy trong những tháng đầu năm 2024 sau những đợt điều chỉnh mạnh lãi suất tiết kiệm của các nhà băng. Phải đến cuối tháng 3/2024, một số nhà băng mới bắt đầu tăng lãi suất tiết kiệm trở lại. Tuy nhiên, so với cùng kỳ, lãi tiết kiệm vẫn đang ở đáy với lãi suất cao nhất chỉ 6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Với các kỳ hạn dưới 18 tháng, lãi suất tiết kiệm cao nhất chỉ 5,9%/năm, chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ. Riêng khoản gửi ngắn hạn vài tháng, lãi suất dao động 2-4% một năm, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, lãi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng thấp nhất chỉ 1,6%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức phổ biến là 4,5%/năm cùng kỳ năm 2023.

Lượng tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm ngân hàng giảm mạnh khi lãi liên tục giảm thời gian qua

Lượng tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm ngân hàng giảm mạnh khi lãi liên tục giảm thời gian qua

Trước việc lãi tiết kiệm liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm mạnh, lượng tiền nhàn rỗi người dân mang gửi ngân hàng hưởng lãi cũng đã giảm đáng kể. Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước cập nhật đến cuối tháng 1/2024, số tiền nhàn rỗi được người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng đạt khoảng 6,5 triệu tỷ đồng. Mức này sụt giảm 34.673 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương hơn 0,5%. 

Trước đó, từ cuối năm 2021, lượng tiền nhàn rỗi được người dân mang gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi bình quân trên 50.000 tỷ đồng mỗi tháng. Với số liệu mới được công bố, tiền gửi của dân cư lần đầu giảm trong hơn hai năm qua.

Mặc dù vậy so với cùng kỳ năm 2023, lượng tiền nhàn rỗi người dân mang gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn ghi nhận tăng thêm tới 455.009 tỷ đồng.

Tương tự, lượng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp, tổ chức gửi vào ngân hàng ở mức 6,67 triệu tỷ. Mức này ít hơn 165.000 tỷ đồng so với đầu năm, tức hạ trên 2,4%. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến 25/3, huy động vốn (gồm dân cư và tổ chức) của các tổ chức tín dụng hạ 0,76% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng gần 1,2%.

Theo các chuyên gia tài chính, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán… đang có tín hiệu phục hồi và thu hút dòng tiền trở lại, dòng tiền nhàn rỗi đang có sự dịch chuyển. Do đó, việc tăng lãi suất để tăng khả năng cạnh tranh về vốn cũng được các ngân hàng lưu tâm.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh thu tài chính tăng vọt giúp tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận lãi tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2024.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN