Uy lực pháo phản lực Tornado-G giúp Nga áp đảo hỏa lực Ukraine ở Donbass

Một trong những điểm nhấn làm nên bước tiến của quân đội Nga và các lực lượng hậu thuẫn ở vùng Donbass thời gian qua là  khả năng tập trung hỏa lực mạnh, với sự xuất hiện củaTornado-G - loại vũ khí mới nhất trong số các hệ thống pháo phản lực tiên tiến của Nga.

Quân đội Nga hiện sở hữu khoảng 180 hệ thống pháo phản lực Tornado-G.

Quân đội Nga hiện sở hữu khoảng 180 hệ thống pháo phản lực Tornado-G.

Gần đây, Bộ Quốc phòng Nga công bố video pháo phản lực phóng loạt Tornado-G khai hỏa nhằm vào một đoàn xe quân sự Ukraine đang di chuyển trong đêm ở Donetsk. Camera hồng ngoại quay cảnh hàng chục quả đạn rơi trúng mục tiêu và phát nổ, soi sáng cả một khu vực.

Theo Sputnik, Tornado-G là phiên bản đời mới và nâng cấp sâu từ pháo phản lực BM-21 Grad. Các hệ thống Tornado-G chỉ mới xuất hiện trong biên chế quân đội Nga từ những năm 2010.

Tornado-G được tích hợp máy tính tinh vi và hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hỗ trợ định vị vệ tinh GLONASS của Nga. Hệ thống mới cho phép các kíp lái Tornado-G bắn 40 quả đạn rocket cỡ 122mm mà không cần rời xe phóng. Hệ thống chuyển sang trạng thái sẵn sàng khai hỏa chỉ trong một phút.

Bệ phóng Tornado-G được đặt trên xe tải quân sự 6x6 Kamaz hoặc xe tải Ural. Về mặt lý thuyết, hệ thống này có thể được gắn vào bất cứ phương tiện nào khác, miễn là có đủ tải trọng.

Nhờ các hệ thống điện tử tích hợp, kíp lái Tornado-G chỉ còn 2-3 người, so với 6 người như BM-21 Grad. Một xe phóng Tornado-G nặng 14 tấn khi mang đầy đủ đạn rocket.

Tornado-G có thể phóng đạn rocket của pháo phản lực B-21, cũng như các loại đạn rocket chuyên biệt nâng tầm bắn lên 40, 70 hoặc 90km.

Đạn rocket thông thường nặng 70kg và có đầu đạn nặng từ 25-35kg. Quân đội Nga sử dụng nhiều đầu đạn khác nhau tùy vào mục đích chiến đấu, từ đạn chống tăng HEAT cho đến đạn phân mảnh có khả năng xuyên giáp, đủ để vô hiệu hóa xe bọc thép, xe tăng hạng nhẹ.

Nhờ được tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS, pháo phản lực Tornado-G có thể đánh trúng mục tiêu di chuyển bất kể thời tiết, dù ngày hay đêm.

Giống như các hệ thống pháo phản lực khác, Tornado-G có nhược điểm là không thể khai hỏa trong phạm vi 4km và không hề có giáp bảo vệ, nghĩa là phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng bộ binh, tăng thiết giáp yểm trợ.

Nếu đối phương đột phá qua vòng bảo vệ, các hệ thống pháo phản lực này có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị đối phương chiếm được.

Theo truyền thông Nga, pháo phản lực Tornado-G được đưa vào chiến trường Ukraine từ tháng 11/2022.

Theo truyền thông Nga, pháo phản lực Tornado-G được đưa vào chiến trường Ukraine từ tháng 11/2022.

Quân đội Nga lần đầu xác nhận các hệ thống Tornado-G chiến đấu ở Ukraine từ tháng 11/2022. Nga hiện có khoảng 180 xe phóng Tornado-G. Phiên bản xuất khẩu với một số tính năng cắt giảm được ra mắt vào năm 2018.

Theo Sputnik, mỗi hệ thống Tornado-G có giá chỉ khoảng 450.000 USD, rẻ hơn nhiều so với xe phóng HIMARS có giá lên tới 5 triệu USD.

Ngoài ra, Nga còn sở hữu dòng pháo phản lực Tornado hạng nặng gọi là Tornado-S. Số lượng xe phóng Tornado-S Nga có ước tính hiện chỉ là 20.

Tornado-S có thể phóng đạn rocket cỡ 300mm nặng 800kg, tầm bắn tối đa 120km. Năm 2020, Nga bắt đầu thử nghiệm đạn rocket tăng tầm cho Tornado-S, với tầm bắn lên tới 200km.

Nguồn: [Link nguồn]

Phe ly khai Donetsk nêu tên loại vũ khí nguy hiểm nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine đến nay

Lực lượng Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) cho rằng, binh sĩ Ukraine lẽ ra không được sử dụng loại vũ khí nguy hiểm như vậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - Sputnik ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN