3 tháng 2 lần bị dư luận chỉ trích, ông chủ Thế giới Di động mất hơn 1,6 nghìn tỷ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dòng tiền đổ ồ ạt vào các nhóm đang được hưởng lợi từ làn sóng phục hồi giá nguyên vật liệu.

Đóng cửa phiên giao dịch 4/10, chỉ số VN-Index tăng 4,65 điểm (0,35%) lên 1.339,54 điểm; HNX-Index tăng 1,24% lên 360,89 điểm và UPCom-Index tăng 0,13% lên 96,11 điểm.

VN-Index tăng 4,65 điểm (0,35%) lên 1.339,54 điểm.

VN-Index tăng 4,65 điểm (0,35%) lên 1.339,54 điểm.

Thanh khoản thị trường tương đương phiên trước với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 28.505 tỷ đồng.

Dòng tiền đổ mạnh vào các nhóm được hưởng lợi từ sự phục hồi giá nguyên vật liệu như dầu khí, thép, phân bón, than…giúp các cổ phiếu này tăng mạnh, thậm chí nhiều mã tăng trần.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp, cao su cũng thu hút dòng tiền khá tốt khi nhiều mã tăng mạnh trong phiên hôm nay như PHR, GVR, BCM, LHG, D2D, IDC…

Ở nhóm Bluechips, GAS, FPT, BVH, MSN, REE, SAB, HVN, VIC, VHM, VRE, VNM, POW…cũng đồng thuận tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh và hầu hết đóng cửa trong sắc đỏ, ngoại trừ một vài trường hợp ngược dòng tăng như BID, BSI, APS.

Chốt phiên, MWG giữ được mốc giá 126.200 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên, MWG giữ được mốc giá 126.200 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu MWG hôm nay liên tục chìm trong sắc đỏ và chỉ về lại mốc tham chiếu vào cuối phiên giao dịch. Chốt phiên, MWG giữ được mốc giá 126.200 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có gần 2,2 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

Tính chung qua 1 tuần mã cổ phiếu của đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài đang tăng hơn 0,16% giá trị. Tuy nhiên, tính chung 3 tháng vừa qua chắc chắn là quãng thời gian khá khó khăn của MWG khi giảm tới hơn 19,5% giá trị.

Một trong những nguyên nhân khiến MWG lao dốc là do những lùm xùm trong 3 tháng vừa qua của CTCP Thế Giới Di động.

Hiện vị đại gia này đang xếp thứ 17 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Hiện vị đại gia này đang xếp thứ 17 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Đầu tiên phải kể đến cuộc khủng hoảng vào đầu tháng 7 khi chuỗi siêu thị Bách hóa Xanh trở thành tâm điểm khi bị "tố" tăng giá sản phẩm giữa dịch Covid-19.

Ngày 13/07, Thế giới Di động (TGDĐ) đã có văn bản gửi đến cổ đông cũng như khách hàng, giải thích lý do về việc tăng giá. TGDĐ khẳng định, Bách hóa Xanh không có chủ trương tăng giá bán lẻ để kiếm lời trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, Công ty không thể giữ giá bán như trước đợt dịch đối với một số mặt hàng do phải bù đắp chi phí vận chuyển tăng cao, chi phí nhân công tăng do phải tăng ca liên tục, chi phí xét nghiệm, hàng hóa tăng giá từ phía nhà cung cấp...

Mặc dù các lý do phía TGDĐ đưa ra có vẻ hợp tình hợp lý do tình hình dịch bệnh, nhưng lời giải thích này vẫn không nhận được sự đồng tình từ phần đông khách hàng mà thay vào đó là hàng loạt làn sóng đòi tẩy chay chuỗi siêu thị này.

Những ngày sau đó, khi cơ quan quản lý vào cuộc kiểm tra thì đã có nhiều cửa hàng Bách hóa Xanh bị xử phạt về hành vi bán hàng không niêm yết giá và quá hạn sử dụng.

Sự cố khủng hoảng tại Bách hóa Xanh vừa tạm lắng xuống thì Thế giới Di động lại vướng tiếp một biến cố khác, đó là tự ý giảm tiền thuê mặt bằng.

Theo công văn gửi các đối tác cho thuê được đăng tải trên mạng xã hội, Thế Giới Di Động đề nghị được hỗ trợ không tính tiền thuê và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước. Không tính tiền thuê 70% và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch. Thời gian áp dụng từ 1/1 - 1/8/2021. Công văn đề nghị tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng thuê nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng buộc cửa hàng phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng.

Với 2 cuôc khủng hoảng này, kể từ đầu tháng 7 đến nay MWG đã giảm mất gần 17% giá trị (tương đương với mức giảm 25.800 đồng/cổ phiếu).

Với mức giảm này, tài sản của đại gia Nguyễn Đức Tài đã bay mất gần 1.640 tỷ đồng. Hiện vị đại gia này đang xếp thứ 17 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản trị giá 8.021 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhóm của ”đại gia ô tô” rút hết vốn khỏi công ty của ”vua cá tra” Hùng Vương

Phiên giao dịch đầu tháng 10 diễn ra không mấy tích cực với sắc đỏ bao trùm thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN