Vingroup áp đảo trên "trường đua" khi quan hệ với quốc tế

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dòng tiền hụt hơi do sự do dự của nhà đầu tư khiến thị trường chứng khoán chưa thể bứt phá.

Đóng cửa phiên giao dịch 30/9, chỉ số VN-Index tăng 2,85 điểm (0,21%) lên 1.342,06 điểm; HNX-Index tăng 0,86% lên 357,33 điểm và UPCom-Index tăng 0,41% lên 96,33 điểm.

VN-Index tăng 2,85 điểm (0,21%) lên 1.342,06 điểm.

VN-Index tăng 2,85 điểm (0,21%) lên 1.342,06 điểm.

Dòng tiền hụt hơi với việc thanh khoản toàn thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 19.000 tỷ đồng.

Đà tăng nổi bật là nhóm dầu khí với hàng loạt mã tăng điểm như GAS, CNG, APS, PGC, PGS, PVB, PVC, PVD, PVS…

Nhóm bất động sản tiếp tục đóng vai trò trụ đỡ, tuy nhiên tâm điểm giao dịch phiên chiều lại xoay quanh cổ phiếu dòng phân bón - hóa chất. Kết phiên, DCM tăng trần lên 26.450 đồng/cp với khối lượng dư mua giá trần 111.000 đơn vị, bên cạnh đó BFC, DPM, LAS, SFG, DGC, LIX đều tăng trên 1%. 

Tại nhóm cổ phiếu vua, sau khi vận động khá tích cực trong phiên sáng thì nhóm này chuyển đỏ trong phiên chiều với lực bán đến từ các mã vốn hóa lớn như VCB, BID, STB, VPB, LPB... Trong khi đó, nhiều cổ phiếu nhóm này vẫn giữ mức tăng tốt như SHB (2,3%), BVB (1,5%), EVF (1,5%)...

Chốt phiên VIC tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,5%) lên mốc 88.000 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên VIC tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,5%) lên mốc 88.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu VIC hôm nay tác động tích cực nhất tới thị trường khi mang lại cho VN-Index hơn 1 điểm. Chốt phiên VIC tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,5%) lên mốc 88.000 đồng/cổ phiếu.

Toàn phiên có hơn 3,4 triệu cổ phiếu được nhà đầu tư trao tay. Đến hết phiên vẫn còn dư mua hơn 110,4 nghìn cổ phiếu trong khi chỉ dư bán 48,8 nghìn cổ phiếu.

Với 3 phiên tăng điểm liên tiếp, tính chung qua 1 tuần cổ phiếu của Vingroup đã tăng hơn 1%. Tuy nhiên trong suốt quý 3 mã này đã mất tới 26% giá trị.

Liên quan đến mã cổ phiếu này, mới đây Công ty Cổ phần Vinpearl đã chào bán thành công 425 triệu USD trái phiếu bền vững có quyền chọn nhận cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup.

Nhóm doanh nghiệp liên quan Vingroup đã phát hành trái phiếu ra quốc tế là 950 triệu USD.

Nhóm doanh nghiệp liên quan Vingroup đã phát hành trái phiếu ra quốc tế là 950 triệu USD.

Theo các tổ chức đồng tư vấn và phát hành, gồm Credit Suisse, the Hongkong and Shanghai Banking Corporation và BNP Paribas, đây là trái phiếu bền vững có quyền chọn nhận cổ phiếu đầu tiên trên thế giới và ghi nhận lượng đăng ký từ nhà đầu tư gần gấp đôi quy mô trái phiếu phát hành. Trái phiếu đáo hạn vào năm 2026, lãi suất 3,25%/năm.

Theo các đơn vị tư vấn, Vinpearl ghi nhận lượng đăng ký mua từ nhà đầu tư cao gần gấp đôi so với quy mô trái phiếu phát hành.

Vinpearl là công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup, hiện quản lý vận hành 35 khách sạn và khu nghỉ dưỡng, 3 công viên chủ đề và 2 khu vui chơi giải trí, 2 công viên bảo tồn và chăm sóc động vật bán hoang dã, 4 sân golf.

Trước Vinpearl, tháng 4 đầu năm nay, Vingroup cũng chào bán thành công 500 triệu USD trái phiếu có quyền chọn nhận cổ phiếu VHM của Công ty CP Vinhomes với mục đích tăng quy mô vốn hoạt động để thực hiện các dự án đầu tư, góp vốn vào công ty con và cơ cấu lại các khoản nợ.

Đến tháng 7, Vingroup huy động thêm 2.600 tỷ đồng qua kênh trái phiếu riêng lẻ để tăng vốn cho Vinpearl.

Theo số liệu công bố của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong 8 tháng đầu năm nay, toàn thị trường ghi nhận 490 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành 308.517 tỷ đồng.

Trong đó, có tới 476 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị 296.933 tỷ. Còn lại, giá trị trái phiếu phát hành ra công chúng là 11.584 tỷ thông qua 14 đợt.

Ngoài ra, thị trường còn ghi nhận 3 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài với tổng giá trị 1 tỷ USD. Ngoài đợt huy động 500 triệu USD của Vingroup, Công ty CP Bất động sản BIM cũng phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế và Novaland huy động thành công 300 triệu USD.

Như vậy đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của các doanh nghiệp trong nước đã là 1,425 tỷ USD, trong đó riêng nhóm doanh nghiệp liên quan Vingroup đã là 950 triệu USD.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ số kinh tế Việt Nam xấu chưa từng thấy, ”dân chơi” vẫn không dao động

Nhiều chỉ số vĩ mô quan trọng vừa được công bố khiến nhà đầu tư trở nên vô cùng thận trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN