Chỉ số kinh tế Việt Nam xấu chưa từng thấy, "dân chơi" vẫn không dao động

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhiều chỉ số vĩ mô quan trọng vừa được công bố khiến nhà đầu tư trở nên vô cùng thận trọng.

Kết phiên giao dịch 29/9, VN-Index giảm 0,1 điểm (0,01%) còn 1.339,21 điểm, HNX-Index giảm 1,74 điểm (0,49%) về 354,29 điểm, UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (0,28%) xuống 95,74 điểm.

VN-Index giảm 0,1 điểm (0,01%) còn 1.339,21 điểm.

VN-Index giảm 0,1 điểm (0,01%) còn 1.339,21 điểm.

Thanh khoản thị trường chứng khoán tiếp tục ở trạng thái "mất hút" với tổng giá trị giao dịch vào khoảng hơn 21,5 nghìn tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng vẫn chịu áp lực bán mạnh bất chấp đà hồi phục của VN-Index trong phiên chiều. Trong phiên này có tới 20/27 cổ phiếu 'vua' giảm điểm, từ đó lấy đi hơn 3,5 điểm của chỉ số. Tương tự, sắc đỏ cũng trùm lên cổ phiếu các ngành bất động sản, du lịch & giải trí, bia & đồ uống, bảo hiểm phi nhân thọ...

Trong khi đó, cổ phiếu dầu khí, chứng khoán, thép tiếp tục đóng vai trò gồng đỡ, mặc dù đà tăng đã hạ nhiệt đáng kể về cuối phiên và xu hướng phân hóa quay trở lại.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước.

Với những thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô mới được thông tin sáng hôm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không phản ứng quá tiêu cực. Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Theo thống kê chi tiết, trong quý III, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%. Đây là khu vực duy nhất có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, hai động lực quan trọng của nền kinh tế là công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ đều giảm mạnh trong quý III. Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.

Tiêu dùng cuối cùng trong quý III của cả nền kinh tế giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.

GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. 

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. 

Có thể thấy, với các thông tin vĩ mô hiện tại, thị trường chứng khoán đã phản ứng không đáng kể. Điều này cho thấy nhà đầu tư hiện tại đang nghiêng về tâm lý nắm giữ nhiều hơn là đi theo những diễn biến ngắn hạn của thị trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia Nam Định nhận thành quả bất ngờ sau khi kết quả kinh doanh gần ”chạm đáy”

Tín hiệu vui đến với dân chơi khi hàng hoạt cổ phiếu đồng thuận hồi phục sau phiên rớt giá đầu tuần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN