Trận đấu nổi bật

radu-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Radu Albot
1
Thiago Monteiro
2
roberto-vs-albert
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
-
Albert Ramos-Vinolas
-
thanasi-vs-dominic
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
-
Dominic Thiem
-
sofia-vs-anna-karolina
Mutua Madrid Open
Sofia Kenin
-
Anna Karolina Schmiedlova
-
xiyu-vs-ana
Mutua Madrid Open
Xiyu Wang
-
Ana Bogdan
-
leyre-vs-sara
Mutua Madrid Open
Leyre Romero Gormaz
-
Sara Errani
-
duje-vs-richard
Mutua Madrid Open
Duje Ajdukovic
-
Richard Gasquet
-

Đua xe F1, Canadian GP 2018: Hướng đến thiên đường thứ 7

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Tạm rời xa châu Âu, những chiến mã của Thể thức 1 sẽ đến Bắc Mỹ với chặng đua thứ 7 của mùa giải 2018 qua giải đấu Canadian GP tại đường đua Gilles Villenouve ở Montreal. Cuộc đua sẽ diễn ra trong các ngày từ 08-10/6/2018.

Nói đến giải đấu ở Canada có lẽ không thể không nhắc đến thành phố Montreal, bởi đây là thành phố lớn nhất vùng Quebec (thành phố lớn thứ 2 của Canada). Cái tên của địa danh này gắn liền với chính hòn đảo mà thành phố là trung tâm – Montreal. Là một thành phố nằm ở Bắc Mỹ, đương nhiên về văn hóa, Montreal có nhiều điểm tương đồng với các vùng khác trên cùng lục địa.

Đua xe F1, Canadian GP 2018: Hướng đến thiên đường thứ 7 - 1

Tòa nhà Tour de la Bourse rực rỡ ở Montreal

Sự kết hợp giữa văn hóa Pháp và Anh đã làm cho Montreal có một nét độc đáo riêng mà không có nơi nào như vậy. Là nơi có truyền thống về nhạc Jazz, nên đây là nơi tổ chức lễ hội nhạc jazz lớn nhất thế giới - Montreal International Jazz Festival. Ngoài ra, đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động khác như Liên hoan phim Montreal nổi tiếng, lễ hội hài kịch - Just for Laughs, và Lễ hội pháo hoa lớn nhất thế giới. Mỗi năm có hơn 100 lễ hội lớn nhỏ tại thành phố này.

Montreal không chỉ sỏ hữu những giá trị văn hóa truyền thống. Nó là đầu tàu kinh tế của vùng Quebec. Trung tâm tài chính Montreal được xếp hạng 13 về khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Tour de la Bourse là nơi tọa lạc của Sàn giao dịch chứng khoán Montreal – Sàn giao dịch lâu dời nhất ở Canada.

Thành phố còn sở hữu cảng biển nội địa lớn nhất thế giới, trung chuyển 26 triệu tấn hàng hóa hàng năm, liên kết với cảng biển chính là hệ thống đường sắt lớn nhất Canada, vận chuyển hàng hóa đi khắp đất nước.

Là trung tâm lớn của Canada, Montreal cũng là nơi các ngành công nghiệp hàng đầu phát triển như vũ trụ, viễn thông, phần mềm, dược phẩm, gia dụng, hóa dầu... Công nghiệp giải trí cũng phát triển khi nơi đây được chọn là đại bản doanh của nhiều nhà phát triển games hàng đầu thế giới. Là địa danh tổ chức liên hoan phim hàng đầu thế giới, nên Montreal cũng là nơi có ngành sản xuất phim và truyền hình hàng đầu khu vực.

Với Thể thức 1, Montreal là một địa danh nổi tiếng khi đã có 38lần Canadian GP được tổ chức tại đây. Nhưng F1 đến với Canada lại sớm hơn, bắt đầu từ mùa giải 1961. Lần đầu tiên Canadian GP được tổ chức tại đường đua Mosport Park gần Bowmanville nằm ở phía đông bắc thành phố Toronto, 6 chặng đua đã diễn ra tại Mosport Park (1961-66).

Trong giai đoạn tiếp theo, sự cạnh tranh giữa cộng đồng sử dụng Anh ngữ và Pháp ngữ ở Canada dẫn đến việc Canadian GP được luân phiên tổ chức ở Mosport Park và một đường đua khác là Mont-Tremblant – nằm cách Montreal khoảng 110km về phía tây bắc. Việc luân phiên tổ chức giữa 2 đường đua này chỉ diễn ra trong các năm 1967-70.

Sau đó vấn đề chính của Mont-Tremblant là sau mỗi mùa đông, mặt đường đua bị xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến mất an toàn cho các tay đua khi giải đấu được tổ chức vào mùa hè. Để rồi từ mùa giải 1971, giải đấu chỉ được duy nhất tổ chức tại một địa điểm là Mosport Park.

Nhưng trong quá trình phát triển của F1 hiện đại, năm 1977 cũng là thời điểm cuối cùng Canadian GP được tổ chức ở Mosport Park với rất nhiều tai nạn xảy ra trong cuộc đua năm đó. Với những yêu cấu rất cao về độ an toàn, Canada sẽ cần phải khẩn trương xây dựng một đưừng đua mới phục vụ cho mùa giải 1978.

Đua xe F1, Canadian GP 2018: Hướng đến thiên đường thứ 7 - 2

Một góc Gilles Villeneuve Circuit

Ngay lập tức chính quyền thành phố Montreal bắt tay vào việc xây dựng đường đua mới nằm trên hòn đảo nhân tạo Notre Dame trên sông Saint Lawrence. Địa điểm này được lựa chọn vì nó nằm ngay trung tâm thành phố, ngoài ra nó còn có sẵn các hạng mục hạ tầng phụ trợ khi đây cũng là nơi Thế vận hội 1976 tổ chức môn đua thuyền.

Đối diện đường đua, ở bên kia bờ sông là các công trình nổi tiếng như Clock Tower, Le Petit Hotel hay trung tâm Hội chợ năm 1967. Đường đua mới được gọi là Ile Notre-Dame đã sẵn sàng cho cuộc đua mùa 1978, và thật may mắn với người Canada khi tay đua đầu tiên đoạt chức vô địch tại đây chính là một người con của đất nước này - Gilles Villeneuve – với chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp F1 của ông.

Dù sau này Gilles Villeneuve còn có thêm 5 lần vô địch một chặng đua nữa, nhưng chiến thắng tại Ile Notre-Dame 1978 đi vào lịch sử. Ông ra đi mãi mãi sau tai nạn tại Belgian GP năm 1982. Đất nước Canada ghi nhớ sự nghiệp của tay đua Gilles Villeneuve bằng cách lấy tên của ông để đặt tên cho đường đua tổ chức Canadian GP ngay trong mùa giải năm 1982 - Gilles Villeneuve Circuit.

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình từ năm 1961 đến nay, chỉ có 3 lần giải đấu không được tổ chức (năm 1975, 1987 và 2009). Trải qua 54 lần tổ chức Canadian GP thành công trước đây, Ferrari và McLaren đang là 2 đội đua sở hữu nhiều chiến thắng nhất – 13lần. Về cá nhân, Michael Schumacher sở hữu 7 chiến thắng, với 3lần thắng chặng (1982,1984 và 1991) – Nelson Piquet xếp hạng 3.

Vị trí thứ 2 thuộc về Lewis Hamilton với 6lần vô địch – một chi tiết đáng lưu ý, Hamilton vẫn còn đang thi đấu, và trong số các tay đua hiện còn thi đấu, có đến 4 cái tên xuất hiện trong bảng vàng Canadian GP (Kimi Raikkonen, Fernando Alonso, Sebastian Vettel và Daniel Ricciardo), nhưng không có tay đua nào có hơn 1 chức vô địch.

Đua xe F1, Canadian GP 2018: Hướng đến thiên đường thứ 7 - 3

Thông số kỹ thuật đường đua (nguồn FIA)

Gilles Villeneuve Circuit chạy theo chiều thuận kim đồng hồ, có chiều dài mỗi vòng chạy là 4,361km bao gồm 6 cua trái và 8 cua phải trên tổng số 14 góc cua. Các tay đua sẽ thực hiện 70 vòng chạy để hoàn thành cuộc đua với tổng hành trình 305,27km. Là đường đua tốc độ trung bình khi vận tốc ở Gilles Villeneuve đạt khoảng 200km/giờ. Tốc độ tối đa tại đây, theo dữ liệu mùa 2017 ghi nhận đạt vận tốc 344,1km/giờ do tay đua Sebastian Vettel của Ferrari thiết lập.

Khác biệt so với định dạng các mùa trước, đường đua năm nay có 3 phân vùng cho phép kích họat DRS. Phân vùng thứ nhất nằm giữa cua số 7 và 8, phân vùng thứ 2 nằm trên đoạn thẳng dài giữa cua 12-13 và phân vùng DRS cuối cùng nằm trên đoạn thẳng start/finish – giữa cua 14 và cua số 1.

Kỷ lục một vòng chạy tại đây được Rubens Barrichello thiết lập từ năm 2004 với thành tích 1phút 13,622giây. Mùa trước, Hamilton đoạt pole với thành tích 1phút 11,459giây và Vettel thiết lập fastest-lap 1phút 14,551giây.

Ở thời điểm này mùa trước, Hamilton và Vettel chia sẻ 3 chiến thắng trong 6 chặng đua. Mùa này, trong 6 chặng đua đã qua, ba cái tên Vettel, Hamilton và Ricciardo cũng chia nhau mỗi tay đua đoạt 2 lần thắng chặng. Hamilton sẽ vượt lên để xếp ngang với huyền thoại Schumacher về số lần thắng chặng hay là một cái tên cũ hoặc mới!? Đón xem Canadian GP 2018 để có câu trả lời xác đáng nhất.

Cuộc đua sẽ bắt đầu bằng phiên chạy thử thứ nhất lúc 21giờ00 thứ 6 ngày 08/6 và cuộc đua chính lúc 01giờ10’ ngày thứ 2, 11/6 (theo giờ VN). Phát sóng trên hệ thống truyền hình cáp tại kênh thể thao FOX Sport 2.

Đua xe F1: Sức mạnh của “Bò húc” và cơn khát của ”Người tuyết”

Đây là một chặng đua xuất sắc của đội đua nước Áo với cột mốc rất đáng nhớ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN