Đua xe F1, Monaco GP: Áp lực dồn dập, "tấn công" liên hồi

(Tin đua xe công thức 1 - Tin đua xe F1) Trong một chặng đua không có quá nhiều biến cố, Daniel Ricciardo dù gặp đôi chút khó khăn nhưng đã biến lợi thế của việc giành pole để đoạt chiến thắng cuối cùng tại Monaco GP 2018.

Trở lại với vạch xuất phát, chỉ có một sự thay đổi duy nhất vị trí khi tay đua Roman Grosjean bị phạt lùi 3 bậc từ án phạt gây ra vụ va chạm tại chặng đua Spanish GP 2 tuần trước. Còn án phạt lùi 5 bậc của Max Verstappen không ảnh hưởng gì đến tay đua của Red Bull này vì anh xuất phát cuối đoàn đua, ở vị trí 20.

Đua xe F1, Monaco GP: Áp lực dồn dập, "tấn công" liên hồi - 1

Tình huống xuất phát Monaco GP 2018

Lúc chặng đua chuẩn bị xuất phát, một án phạt nữa đã được ban hành. Khi đồng hồ còn 3 phút nữa là đến vòng Warm-up thì đội ngũ kỹ thuật vẫn chưa lắp xong lốp cho tay đua Sergey Sirotkin của Williams vì lý do súng bắn ốc lốp bị hỏng. Án phạt được đưa ra – 10 giây stop/go ngay khi cuộc đua vừa bắt đầu và phải thực hiện ngay.

Tín hiệu xuất phát được bật lên và đoàn đua lao đi, không có sự thay đổi vị trí nào trong tốp đầu. Ở cuối đoàn đua, Verstappen đã có cú depart tốt khi vượt qua bộ đôi Haas để lên thứ 18. Với một chiếc xe quá tương thích với đường đua Monte Carlo, tay lái trẻ của Red Bull chỉ mất 8 vòng để vươn lên hạng 14 trên một đường đua rất khó vượt như Monaco.

Bắt đầu từ vòng thứ 10, các tay đua tốp sau đã bắt đầu thực hiện lần pit-stop đầu tiên và có thể là duy nhất của mình trong chặng đua. Nhưng đến vòng 12, Lewis Hamilton là tay đua đầu tiên ở tốp đầu đã có lần pit-stop của mình. Ở thời điểm đó đội ngũ kỹ thuật của Ferrari đã nhắc nhở Kimi Raikkonen tăng tốc để tìm kiếm cơ hội undercut Hamilton sau khi dừng thay lốp, Nhưng qua team-radio Raikkonen đã nói rằng anh cảm thấy bộ lốp hiện tại không thể tăng tốc an toàn được.

Liên tiếp trong các vòng từ 16 đến 18, lần lượt Sebastian Vettel, Daniel Ricciardo, Raikkonen và Valttery Bottas lần lượt có lần dừng chiến thuật của mình, và họ trở lại đường đua với đúng thứ tự trước đó: Ricciardo, Vettel, Hamilton, Raikkonen và Bottas.

Nhưng có một sự khác biệt, tất cả đều chuyển từ lốp HyperSoft sang UltraSoft, chỉ riêng Bottas là sử dụng lốp SuperSoft. Với 60 vòng đua còn lại, nếu cần có thêm lần pit-stop thứ 2 để thay thế bộ lốp UltraSoft, người hưởng lợi nhất chắc chắn là Bottas – vì nếu như vậy, tay đua Phần Lan này sẽ không cần có lần dừng kỹ thuật thứ 2 mà vẫn có thể về đích an toàn.

Đua xe F1, Monaco GP: Áp lực dồn dập, "tấn công" liên hồi - 2

Verstappen luôn là tâm điểm chú ý khi tay đua này có nhiều pha vượt đối thủ

Ở giữa đoàn đua, Verstappen đang tiệm cận tốp 10 ở vị trí thứ 11 sau khi một số tay đua phía trên đã pit-stop, nhưng trước mặt anh là bộ đôi McLaren – Stoffen Vandoorne và Fernando Alonso, trong đó tay đua Alonso vừa có lần dừng thay lốp vòng 20, sẽ là rất khó để Verstappen cải thiện được vị trí khi đối thủ đang sử dụng bộ lốp mới hơn.

Nhưng cơ hội lại đến với tay lái của Red Bull để có được một vị trí trong tốp 10 có điểm, khi ngay sau đó Sergio Perez/Force India trong lần dừng kỹ thuật của mình đã bị kẹt ốc ở lốp sau bên phải, sự cố này khiến tay đua Mexico trở lại đường đua mất vị trí trong tốp đầu và rơi xuống hạng 15.

Đến lúc này mọi diễn biến trên đường đua khá yên bình, ngoại trừ việc Brendon Hartley của Toro Rosso bị giám sát đường đua ban hành án phạt cộng 5giây vì hành vi chạy quá tốc độ trong pit-lane khi tay đua này dừng thay lốp ở vòng 13.

Đua xe F1, Monaco GP: Áp lực dồn dập, "tấn công" liên hồi - 3

Vettel ‘bất thành’ trong việc tấn công Ricciardo

Đến vòng thứ 29, trong lúc đang thoải mái ở vị trí dẫn đầu, chiếc xe của Ricciardo gắp vấn đề về hệ thống phục hồi năng lượng (ERS) dẫn đến sút giảm hiệu suất chiếc xe. Lúc này Red Bull lo lắng cho cơ hội bảo vệ vị trí của tay đua người Úc trước sự đeo bám rất sát của Vettel. Nhưng có một thực tế là khung sườn chiếc RB14 quá phù hợp với đường đua Monte Carlo.

Mặt khác ở đây lại có quá ít đoạn thẳng đủ dài để tấn công và vượt qua đối thủ, nên dù hiệu suất động cơ không ở mức tối ưu, Ricciardo vẫn không để cho tai lái Ferrari có bất kỳ cơ hội nào. Khoảng cách có được rút ngắn ở phân vùng cho phép kích hoạt DRS và đoạn thẳng, sẽ được bù lại ở sector 3, nơi sự cân bằng và ổn định của chiếc xe khi ôm cua mới là quan trọng nhất (sở trường của Red Bull), chứ không phải là sức mạnh động cơ (thứ mà Mercedes và Ferrari sở hữu).

Xuất phát với bộ lốp UltraSoft, nên đến vòng thứ 40 Verstappen mới phải dừng kỹ thuật để chuyển sang bộ lốp HyperSoft, trở lại đường đua bám sát phía sau Carlos Sainz/Renault ở vị trí thứ 11. Đây cũng là thời điểm mà các tay đua tốp đầu cũng đội ngũ kỹ thuật đang tính toán đến việc có cần thêm lần dừng kỹ thuật thứ 2 để thay lốp hay không.

Hamilton cùng nói qua team-radio rằng chiếc xe sẽ mất tốc độ nếu sử dụng bộ lốp này để kết thúc chặng đua. Vettel dù bám sát Ricciardo, nhưng cũng không thể tăng tốc liên tục được, vì nếu vậy sẽ phải có thêm một lần pit-stop nữa. Có thể nói, ở thời điểm đó 4 tay đua dẫn đầu (ngoại trừ Bottas) sẽ nhìn nhau để chạy, nếu có một tay đua dừng pit thì các tay đua khác sẽ lập tức dừng theo ngay.

Đua xe F1, Monaco GP: Áp lực dồn dập, "tấn công" liên hồi - 4

Alonso lần đầu tiên phải bỏ cuộc trong mùa giải này

Monte Carlo là đường đua nhỏ hẹp, nguy cơ xe an toàn xuất hiện sau khi có va chạm và bỏ cuộc là rất lớn. Nhưng mãi đến vòng thứ 54 mới có tay đua đầu tiên phải bỏ cuộc. Đó là trường hợp của Alonso/McLaren khi chiếc xe của anh bị sự cố động cơ. Đó thực sự là nỗi thất vọng của Alonso khi anh trở thành tay đua đầu tiên phải bỏ cuộc, đồng thời cũng chấm dứt chuỗi ghi điểm liên tiếp của tay đua này kể từ đầu mùa đến nay.

Đua xe F1, Monaco GP: Áp lực dồn dập, "tấn công" liên hồi - 5

Tình huống Leclerc đâm Hartley ở cua số 10 vòng thứ 73

Cuộc đua cứ thế tiếp diễn mà không có nhưng sự kiện đặc biệt nào ngoại trừ Verstappen đang cố gắng tấn công Nico Hulkenberg/Renault cho hạng 8 sau khi đã vượt qua một tay đua khác là Sainz. Thì đến vòng 73, trong một tình huống cạnh tranh ở phía sau tại cua số 10 sau khi thoát khỏi đường hầm, tay đua Charles Leclerc/Sauber gần như “không phanh” và đâm vào phía sau Hartley.

Vụ va chạm này khiến tín hiệu xe an toàn ảo (VSC) xuất hiện để nhân viên dọn dẹp đường đua, chiếc xe của Leclerc bị hư hỏng trượt vào đường thoát hiểm, còn xe của Hartley bị hỏng cánh sau nhưng vẫn có thể trở về pit và kết thúc cuộc đua.

Đua xe F1, Monaco GP: Áp lực dồn dập, "tấn công" liên hồi - 6

Ricciardo chiến thắng Monaco GP 2018

Vượt qua chút sự cố nhỏ trên chiếc xe của mình, Ricciardo đã xuất sắc cán đích đầu tiên ở Circuit de Monte Carlo, đoạt chiến thắng thứ 2 sau 6 chặng đua mùa giải này – thành tích ngang bằng Vettel và Hamilton – hai tay đua cùng góp mặt trên podium chặng này.

Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Raikkonen, Bottas, Esteban Ocon/Force India, Pierre Gasly/Toro Rosso, bộ đôi Renault là Hulkenberg và Sainz lần lượt hạng 8 và 10. Vị trí thứ 9 thuộc về Verstappen sau khi phải xuất phát cuối đoàn đua ở Monaco là kết quả chấp nhận được với tay đua Hà Lan.

Đua xe F1, Monaco GP: Áp lực dồn dập, "tấn công" liên hồi - 7

Bảng xếp hạng sau chặng đua

Với kết quả này, Hamilton tiếp tục dẫn đầu bàng xếp hạng cá nhân với 110điểm, Vettel(96điểm) hạng 2 và Ricciardo hạng 3 với 72điểm. Mercedes vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng đồng đội với 178 điểm, Ferrari(156 điểm) và Red Bull(107 điểm) ở các vị trí tiếp theo.

Với những gì đã diễn ra trong các chặng đua đã qua, sẽ rất khó để gọi tên người chiến thắng ở chặng đua tiếp theo. Hãy đón đợi sự bất ngờ có thể đến ở chặng đua tới đây sau gần 2 tuần nữa bằng giải đấu Canadian GP 2018, chặng đua sẽ diễn ra trong các ngày từ 08-10/6/2018.

F1 2018
Theo bạn, ai sẽ là tay đua vô địch F1 2018?

Đua xe F1, Monaco GP: ”Lần đầu” ngọt ngào, Ferrari lực bất tòng tâm

Daniel Ricciardo không cho Vettel và Hamilton cơ hội vùng lên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN