Choáng váng nhìn tài khoản bay hơi chóng mặt, F0 ngậm ngùi kể về trải nghiệm cay đắng với chứng khoán

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dưới áp lực chung, đại đa số cổ phiếu đều sụt giảm. Một số mã đầu cơ bốc hơi đã đành, nhưng ngay cả những nhà đầu tư chân chính cũng phải toát mồ hôi, bất lực nhìn loạt mã cổ phiếu sụt giảm hàng ngày.

Anh Nguyễn Luân (34 tuổi), một nhà đầu tư làm trong lĩnh vực tài chính cho hay, kể từ khi tham gia đầu tư chứng khoán anh luôn thận trọng với phương châm chậm nhưng chắc, anh chỉ rót tiền vào những cổ phiếu ngành ngân hàng – nhóm cổ phiếu anh Luân cho rằng an toàn và ít biến động nhất. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây khi thị trường chung sụt giảm, thì loạt cổ phiếu mà anh tin tưởng “nuôi” cũng đồng loạt bay màu từ 30 – 50%.

Hàng chục mã cổ phiếu ngân hàng đồng loạt nằm sàn trong nhiều phiên

Hàng chục mã cổ phiếu ngân hàng đồng loạt nằm sàn trong nhiều phiên

Điển hình là cổ phiếu NVB của Ngân hàng Quốc dân (NCB), thời điểm đầu tháng 6, mã này vẫn đang ngất ngưởng với giá 38.000 đồng/cổ phiếu, nhưng sau hơn 3 tháng, đã rơi tự do chỉ còn 18.000 đồng/cp (ngày 3/10).

Ngoài NVB, so với vùng "đỉnh" cuối năm 2021, đầu năm 2022, nhiều cổ phiếu ngân hàng "ông lớn" khác cũng đồng loạt giảm hết biên độ, như VCB (giảm 3,55%, còn 70.600 đồng/cổ phiếu, VPB (giảm 5,56%, còn 17.000 đồng/cổ phiếu), BID (giảm 6,93%, còn 31.550 đồng/cổ phiếu), TCB (giảm 6,92%, còn 30.250 đồng/cổ phiếu, STB (giảm 6,8%, còn 19.200 đồng/cổ phiếu),...

Tính đến phiên giao dịch ngày 3/10, có hàng chục mã ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UpcoM đã có thị giá dưới 20.000 đồng/cp; thậm chí giá cổ phiếu VAB của VietABank và VBB của VietBank hiện còn thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng).

Danh sách các cổ phiếu dưới 20.000 đồng còn có những mã ''ngân hàng quốc dân'' một thời như SHB (12.550 đồng/cp), LPB (13.250 đồng/cp), VPB (18.400 đồng/cp), HDB (18.950 đồng/cp)...

Nhà đầu tư choáng váng khi nhìn tài khoản mỗi ngày lại giảm đi

Nhà đầu tư choáng váng khi nhìn tài khoản mỗi ngày lại giảm đi

“Tôi đã bán phần lớn và chỉ giữ lại 3 mã ngân hàng để nuôi tiếp, nhưng thật khó lý giải cả những mã tôi kỳ vọng nhất cũng nối đuôi nhau nằm sàn. Cổ phiếu NVB khiến tôi sốc nhất, chỉ sau hơn 3 tháng tôi đã bay màu quá nửa tài khoản. Càng hy vọng lại càng thất vọng” – anh Luân nói.

Cũng theo chia sẻ của anh Luân, nếu tính từ đầu năm thì số cổ phiếu anh đang “nuôi” đã thổi bay tới 70% số tiền trong tài khoản.

Được biết, trên nhiều diễn đàn khá nhiều nhà đầu tư cũng đồng loạt chia sẻ tâm trạng mất mát tương tự như anh Luân bởi chậm chân không kịp thoát hàng.

Theo phân tích, định giá cổ phiếu nhiều ngân hàng đã giảm xuống dưới mức trung bình 3 năm. Một số ngân hàng có chỉ số P/B thấp hơn một độ lệch chuẩn so với mức trung bình 5 năm.

Việc nắm giữ cổ phiếu cơ bản tốt, chất lượng cao của doanh nghiệp đầu ngành nhưng mức lỗ vẫn cứ 30%-50% thực sự là trải nghiệm cay đắng đối với các nhà đầu tư F0.

Lời khuyên quan trọng nhất mà các chuyên gia dành cho các nhà đầu tư lúc này là hãy bình tĩnh, không cần thiết phải bán tống bán tháo cổ phiếu tốt đã lỗ 30-50% giá trị, mà chỉ nên giảm tỷ trọng danh mục, thực hiện các chiến lược giao dịch ngắn hạn để giảm thiệt hại và thu hẹp danh mục để dự trữ tiền mặt cho sóng hồi xuất hiện. Tuy nhiên điều quan trọng là nhà đầu tư phải đánh giá lại danh mục hiện tại, chỉ thật sự nắm giữ các cổ phiếu phù hợp tiêu chí cơ bản tốt cho chiến lược đầu tư dài hạn.

“Thông thường, nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ rất tốt ở giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế và có một số khó khăn ở giai đoạn tăng trưởng có phần trầm lắng. Vì thế, triển vọng trong những tháng cuối năm nay và cả năm sau là không quá tốt cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Nhà đầu tư chỉ nên quay lại nhóm cổ phiếu ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trở lại và lãi suất ở mức thấp” - Ông Lã Giang Trung - CEO Passion Investment lưu ý nhà đầu tư.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất chấp thị trường lao dốc thảm, một mã cổ phiếu BĐS tăng trần chục phiên liên tiếp

Dù kết quả kinh doanh bết bát, không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, thế nhưng một cổ phiếu bất động sản vẫn lội ngược dòng với cả chục phiên tăng kịch trần liên tiếp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN