Cách cô giáo nghèo trở thành người phụ nữ giàu nhất nước Nga tạo nguồn cảm hứng cho mọi phụ nữ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từng là giáo viên tiếng Anh và là mẹ của 4 con, người phụ nữ này làm sao để có thể thoát nghèo và trở thành nữ tỷ phú được Forbes ca tụng?

Theo Forbes, bà Tatyana Bakalchuk - người sáng lập chuỗi cửa hàng trực tuyến Wildberries - hiện đứng đầu danh sách những phụ nữ giàu nhất nước Nga, với khối tài sản ước tính khoảng 13,1 tỷ USD.

Nữ tỷ phú giàu nhất nước Nga hiện nay là bà Tatyana Bakalchuk, với khối tài sản 13,1 tỷ USD. Bà là một phụ nữ gốc Á, từng là giáo viên tiếng Anh và là người mẹ của 4 con.

Nữ tỷ phú giàu nhất nước Nga hiện nay là bà Tatyana Bakalchuk, với khối tài sản 13,1 tỷ USD. Bà là một phụ nữ gốc Á, từng là giáo viên tiếng Anh và là người mẹ của 4 con.

Bà Tatyana Bakalchuk đang xếp thứ 164 trong bảng danh sách những tỷ phú giàu nhất hành tinh, theo thống kê của Forbes. Người ta lưu ý rằng số tài sản ấy đã tăng tới 1200% trong năm nay. Đối với chỉ số này, bà Bakalchuk đứng thứ hai trong số tất cả các tỷ phú thế giới từ bảng xếp hạng năm 2021 của Forbes.

Tatyana Bakalchuk vốn là một giáo viên tiếng Anh và là một bà mẹ bỉm sữa với 4 người con. Người phụ nữ 45 tuổi này thành lập công ty bán lẻ thương mại điện tử Wildberries vào năm 2004 chỉ 1 tháng sau khi cậu con trai đầu tiên ra đời. Lúc ấy, bà chỉ muốn được quay lại nghề giáo viên, nhưng nhận ra việc nuôi con tốn rất nhiều công sức và tiền bạc.

Vì thế, Tatyana Bakalchuk đã cùng chồng mình là Vladislav - một kỹ thuật viên công nghệ thông tin mở một cửa hàng bán quần áo online. Khi ấy, hai vợ chồng chỉ có 700 USD làm vốn và đã tiêu gần 100 USD cho việc quảng cáo. Hai vợ chồng quyết định nhập và bán các món hàng trên catalogue của nhà bán lẻ Otto Group về bán, một công ty từng thất bại khi thâm nhập thị trường Nga. Khi đó, Otto Group đã thất bại vì văn hóa mua hàng trực tuyến ở nước Nga chưa phát triển, và hệ thống bưu điện vẫn chưa nhanh nhạy như các nước châu Âu.

Bà là nhà sáng lập của thương hiệu bán lẻ trực tuyến Wildberries vào năm 2004 khi mới 28 tuổi, lúc đang là một bà mẹ bỉm sữa.

Bà là nhà sáng lập của thương hiệu bán lẻ trực tuyến Wildberries vào năm 2004 khi mới 28 tuổi, lúc đang là một bà mẹ bỉm sữa.

Vì tình yêu với những bộ quần áo màu sắc rực rỡ, Tatyana Bakalchuk đã đặt tên thương hiệu là Wildberries (Quả dâu dại). Bà cũng chính là khách hàng đầu tiên của công ty, dùng phương tiện công cộng để đưa hàng hóa về nhà - cũng là kho hàng của "công ty". Bà mẹ 28 tuổi khi ấy đã cần mẫn chụp ảnh, scan và đăng chúng lên website của mình. Chưa kể, Tatyana còn đóng luôn vai shipper, tự vận chuyển hàng trong những ngày đầu thiếu thốn.

Bằng sự cố gắng của hai vợ chồng và sự mới mẻ trong mô hình kinh doanh của Wildberries, Bakalchuk đã có một văn phòng, một kho hàng đàng hoàng sau một năm hoạt động.

Ngoài quần áo giá phải chăng, trang web bắt đầu cung cấp thêm các mặt hàng cao cấp từ những thương hiệu hàng đầu của châu Âu. Cô phải tuyển người thân làm nhân viên vì có quá nhiều đơn hàng.

"Đầu tiên, tôi nhờ em gái mình và sau đó là một phụ nữ khác. Nhưng các đơn đặt hàng ngày càng nhiều và chúng tôi không thể xoay sở được. Bố tôi đã nghỉ hưu nhưng cũng phải trở lại làm việc cùng chúng tôi, dì tôi trở thành kế toán... Hầu như tất cả người thân đều đến giải cứu chúng tôi", cô nói.

Hiện chuỗi bán lẻ Wildberries cung cấp khoảng 31.000 nhãn hàng trên nền tảng thương mại điện tử.

Hiện chuỗi bán lẻ Wildberries cung cấp khoảng 31.000 nhãn hàng trên nền tảng thương mại điện tử.

"Ngay từ đầu, Wildberries đã xây dựng doanh nghiệp của họ như một gia đình và nhiều nhà quản lý hàng đầu của công ty cũng từ gia đình ấy mà ra", theo Alexander Ivanov, chủ tịch Hiệp hội Giao dịch Quốc gia.

Thế nhưng, giữa lúc làm ăn thuận lợi thì một nhân viên đã ăn trộm hết số tiền Tatyana tiết kiệm để trả cho nhà sản xuất. Đó là một thời gian chật vật để giữ doanh nghiệp không phá sản, nhưng Tatyana vẫn giữ niềm tin vào người khác cũng như vào doanh nghiệp của cô.

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế căng thẳng vào năm 2008, Bakalchuk tìm thấy cơ hội kinh doanh của mình. Adidas bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khiến thương hiệu tồn ứ những bộ quần áo và giày có trị giá hơn một triệu euro. Bakalchuk quyết định mua toàn bộ chúng và sẽ bán số hàng tồn đọng này trong hai năm tới như một "vị cứu tinh của Adidas".

Bằng cách này, Wildberries đã phát triển và trở thành nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở Nga. Hiện đây là trang thương mại điện tử được truy cập nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ sau H&M và Macy's, theo nghiên cứu của công ty phân tích tiếp thị SEMrush.

Tháng 2/2019, giá trị của Wildberries đạt mức 1,2 triệu USD, biến nó trở thành công ty Internet đứng thứ 4 chỉ sau Yandex, Mail.ru Group và Avito. Chỉ sau 1 tháng, Tatyana Bakalchuk đã trở thành tỷ phú tự thân, với khối tài sản 1 tỉ USD và được ví là "Jack Ma nước Nga".

Vào năm 2019, bà được Forbes ghi tên vào danh sách 15 nhân vật kinh doanh đã thay đổi nhận thức về nước Nga trên toàn cầu.

Tatyana Bakalchuk được Forbes ghi tên vào danh sách 15 nhân vật kinh doanh đã thay đổi nhận thức về nước Nga trên toàn cầu.

Tatyana Bakalchuk được Forbes ghi tên vào danh sách 15 nhân vật kinh doanh đã thay đổi nhận thức về nước Nga trên toàn cầu.

Nữ tỷ phú này từng chia sẻ bí quyết thành công rằng: "Có lẽ đó là do khả năng đưa ra quyết định liều lĩnh mà bất kỳ ai nhìn vào cũng sẽ cho rằng tôi bị điên. Họ sẽ khăng khăng rằng đó là điều không thể và chẳng có ai làm thế cả. Tôi tin vào bản năng của mình và hiểu được nhu cầu của khách hàng".

Tatyana Bakalchuk tự tin nhận định, hiện tại bà chưa thấy bất kì đối thủ trực tiếp nào ở thị trường Nga, nhưng không vì thế mà bà chủ quan. Nữ tỷ phú thường xuyên học hỏi từ công ty khác, thành thật và cống hiến hết mình, đó cũng là tôn chỉ mục đích chính của Wildberries. Tatyana chia sẻ: "Mọi người không nên cảm thấy xấu hổ khi nhìn thẳng vào mắt con cái hay nhân viên của mình. Với mọi thứ bạn làm, hãy làm nó với lương tâm".

Nguồn: [Link nguồn]

Chân dung tỷ phú Dương Công Minh: Từ tiểu thương “buôn” hoa quả đến đế chế bất động sản tỷ đô

Trước khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của Sacombank, ông Dương Công Minh từng là một tiểu thương xuất khẩu chuối,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lily ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN