Chân dung tỷ phú Dương Công Minh: Từ tiểu thương “buôn” hoa quả đến đế chế bất động sản tỷ đô

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trước khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của Sacombank, ông Dương Công Minh từng là một tiểu thương xuất khẩu chuối, xoài sang Trung Quốc và… thua lỗ. Nhưng chính nhờ thương vụ thua lỗ này đã thúc đẩy ông bước chân vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng sự nghiệp lừng lẫy cho mình.

Ông Dương Công Minh là một doanh nhân người Việt Nam, sinh ngày 10/5/1960 tại Quế Võ, Bắc Ninh trong gia đình có truyền thống cách mạng. Hiện ông đang là Chủ tịch HĐQT Sacombank. Trước đó, ông còn được biết đến với vai trò là nhà sáng lập, Chủ tịch tập đoàn Him Lam (giai đoạn 1997 – 2018) và là nhà sáng lập, Chủ tịch ngân hàng Bưu điện Liên Việt – LienVietPostBank (giai đoạn 2008 – 2017).

Chủ tịch Dương Công Minh là một đại gia rất nổi tiếng trên thương trường, được mọi người biết đến với tên gọi “Minh Him Lam” do ông đã dành phần lớn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho “đứa con đẻ” là tập đoàn Him Lam.

Him Lam nổi danh là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay Tập đoàn Him Lam có hơn 30 đơn vị thành viên và công ty liên kết, hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ bất động sản, đến tài chính ngân hàng với thị phần tập trung chủ yếu tại Hà Nội, TP. HCM và một số địa phương khác.

Chân dung ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT của Sacombank.

Chân dung ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT của Sacombank.

Thời gian gần đây, Him Lam lại một lần nữa được biết đến nhiều hơn khi là đơn vị chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo (Long Biên, Hà Nội). Theo đó, tên tuổi của Chủ tịch Dương Công Minh được đông đảo cộng đồng chú ý.

“Minh Xoài” – Một tiểu thương buôn hoa quả và… thua lỗ

Ông Dương Công Minh tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 tại Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Sau tốt nghiệp, ông Dương Công Minh đi nghĩa vụ quân sự và có thời gian dài gắn bó với Bộ Quốc Phòng.

Cơ duyên ông Minh chuyển hướng sang kinh doanh xuất hiện trong một lần lên Lạng Sơn chơi với người bạn, ông thấy thương lái Trung Quốc tìm mua chuối. Ngay sau đó, ông Minh và người bạn này đã bàn để xuất khẩu chuối sang Trung Quốc.

Nhớ lại thời gian này, ông Minh từng có lần chia sẻ với báo chí rằng những cơ hội không tự nhiên đến trong đời mà đòi hỏi bản thân phải có ý chí, có lý tưởng mới tạo ra và để cơ hội không tuột khỏi tay mình. Sau khi xuất khẩu chuối, ông Minh tiếp tục tìm cách giao thương để xuất khẩu xoài và thanh long.

Thời điểm đó, xoài là loại hoa quả hiếm chứ không có sản lượng lớn như bây giờ, chủ yếu là tự cung tự tiêu. Xuất khẩu sang Pháp mỗi năm từ 5 đến 10 tấn, trong khi thương lái Trung Quốc lại tìm mua rất nhiều xoài. 

Tuy nhiên, chỉ giao thương được vài thương vụ thì “phá sản”, chính những thất bại này đã thúc đẩy ông bước chân vào lĩnh vực bất động sản. Năm 1994, ông thành lập Công ty Him Lam. 

Thời đó, Him Lam là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên kinh doạnh bất động sản tại TP. HCM. Theo ông Minh “Him Lam” được lấy tên từ một địa danh gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

“Minh Him Lam” - Gây dựng đế chế bất động sản tỷ USD thuộc top đầu Việt Nam

Sau khi thua lỗ phải bán nhà để trả nợ, “khi bán nhà, tôi bị dịch vụ “chém” đau. Nhà tôi nếu bán giá 350 triệu đồng nhưng để hợp thức hóa giấy tờ mất 50 triệu, 50 triệu là quá nhiều, tôi tự đi làm, tổng cộng hết 3 triệu. Từ đó, tôi lập luôn công ty hợp thức hóa nhà đất với chi phí chỉ 20 triệu" – Ông Minh chia sẻ về cơ duyên đến với lĩnh vực nhà đất.

Sau lĩnh vực dịch vụ, ông Minh bước vào phát triển dự án và xây dựng nhà ở. Khởi đầu với một dự án nhà ở ở TP. HCM, nhưng hiện tại Him Lam đã vươn ra thực hiện nhiều dự án đô thị lớn trên cả nước. Theo thông tin công bố trên website của Him Lam, tập đoàn này có khoảng 30 dự án bất động sản lớn nhỏ đã và đang đầu tư, với tổng số vốn hơn 20.000 tỷ đồng.

Mới đây, Tập đoàn cũng đứng trước cơ hội gia tăng quỹ đất tại Thủ đô thêm hàng nghìn ha, khi được chính quyền thành phố giao cho các dự án BT khác như dự án vành đai 3,5, dự án cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng.

Mới đây, Tập đoàn cũng đứng trước cơ hội gia tăng quỹ đất tại Thủ đô thêm hàng nghìn ha, khi được chính quyền thành phố giao cho các dự án BT khác như dự án vành đai 3,5, dự án cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng.

Bên cạnh lĩnh vực nhà ở, khu đô thị mà hầu hết mọi công ty phát triển bất động sản đều tham gia, một lĩnh vực nổi bật khác của Him Lam là kinh doanh sân golf. Dự án đầu tiên của Him Lam trong lĩnh vực này là khu liên hiệp sân tập golf, nhà hàng, phòng hội nghị Him Lam – Ba Son tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP. HCM được hoàn thành vào năm 1999.

Sau gần 30 năm phát triển, đến nay Him Lam của ông Minh là một “ông lớn” trong lĩnh vực địa ốc, với hơn 30 đơn vị thành viên và công ty liên kết hoạt động trên nhiều lĩnh vực tập trung ở Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương khác.

Có thể điểm qua một số dự án bất động sản lớn của ông chủ Him Lam như: Khu nhà ở Đồng Diều (Phường 4, Quận 8), Khu nhà ở 6A Him Lam (Bình Hưng, Bình Chánh), khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng (Phường Tân Hưng, Quận 7) với quy mô lên đến 60 ha. Ngoài ra, một số dự án mới như Him Lam Riverside, Him Lam Chợ Lớn, Him Lam Phú Đông…

Dự án Trung tâm thương mại Him Lam Plaza (tại Phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh). Dự án xây dựng khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội (khu công nghiệp Sài Đồng B, quận Long Biên, thành phố Hà Nội), dự án Galaxy 2 (tại Lê Văn Lương – Hà Đông)…. Và nhiều dự án bất động sản lớn trải dài khắp cả nước.

Gần đây nhất, Tập đoàn cũng đứng trước cơ hội gia tăng quỹ đất tại Thủ đô thêm hàng nghìn ha, khi được chính quyền thành phố giao cho các dự án BT khác như dự án vành đai 3,5, dự án cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng.

Tỷ phú Dương Công Minh -  khởi đầu cùng LienVietPostBank sau đó trở thành Chủ tịch HĐQT của Sacombank

Đi lên từ bất động sản, nhưng tham vọng của Him Lam không dừng lại ở lĩnh vực này. Với định hướng trở thành một doanh nghiệp kinh tế đa ngành, Him Lam đã lấn sân sang mảng tài chính bằng việc tham gia thành lập Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) vào năm 2008. Ông Dương Công Minh là Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng này giai đoạn 2008 – 2017.

Thành lập với số vốn điều lệ ban đầu 3.300 tỉ đồng, đến năm 2011, LienVietBank được một doanh nghiệp nhà nước là Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam tham gia góp vốn bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và cả tiền mặt, nâng vốn lên hơn 6.000 tỉ đồng. Tên ngân hàng cũng được đổi thành Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank).

Ngày 30/6/2021, tổng tài sản Sacombank ở mức 505.534 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm.

Ngày 30/6/2021, tổng tài sản Sacombank ở mức 505.534 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm.

Cuộc sáp nhập này cũng được đánh giá là một chiến lược khôn ngoan của Dương Công Minh. LienVietPostBank là mô hình ngân hàng – bưu điện đầu tiên được thành lập ở Việt Nam, thừa hưởng hơn 10.000 điểm giao dịch ở khắp các tỉnh thành trên cả nước từ đối tác VPSC mà nếu tự gầy dựng có thể LienViet phải mất hàng chục năm.

Nhờ vậy, ngân hàng LienVietPostBank đã rất thành công so với các ngân hàng khai sinh cùng thời. Và cũng vì vậy ông Minh từng nói làm ngân hàng dễ hơn làm bất động sản. Tại LienVietPostBank, Him Lam là cổ đông sáng lập, đồng thời là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu xấp xỉ 15%.

Đến đầu tháng 6/2017, ông có đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch, Thành viên HĐQT LienVietPostBank để tham gia tái cơ cấu Sacombank. Đến cuối tháng 6/2017 ông Dương Công Minh chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Thời điểm ông Minh làm chủ tịch Sacombank, ngân hàng này đang có khối nợ xấu khổng lồ do sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam. Với sự chèo lái của vị chủ tịch mới, nợ xấu của Sacombank từng bước giảm mạnh và doanh thu, lợi nhuận đều tăng mạnh so với trước đó.

Ngày 30/6/2021, tổng tài sản Sacombank ở mức 505.534 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,1% đạt 361.109 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 1,4% lên 433.944 tỷ đồng. 

Nợ xấu nội bảng của Sacombank giảm 171 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm xuống còn 5.608 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 1,55% trong tổng dư nợ cho vay. 

Ngoài ra, Sacombank cũng đang thực hiện kế hoạch thoái toàn bộ 13.870.000 cổ phiếu, tương đương 10,21% vốn tại Công ty Chứng khoán SBS vào cuối tháng 7 và tháng 8/2021 nhằm thực hiện chiến lược cơ cấu lại các khoản đầu tư và gia tăng nguồn thu để bổ sung vốn cho kinh doanh.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỷ phú giàu bậc nhất Trung Quốc Chung Thiểm Thiểm: Từ thợ xây ít học thành bậc thầy marketing

Ông Chung Thiểm Thiểm khiến các đồng nghiệp trong giới phải ngưỡng mộ về sự nỗ lực không ngừng cũng như các chiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN