Bất chấp nắng nóng hay dịch bệnh, những nghề này "làm không hết việc", thu tiền đều tay

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những ngày gần đây Hà Nội và các tỉnh miền Bắc chính thức vào hè, trời nắng gay gắt tới 40 độ C. Trời nắng nóng trong khi dịch bệnh còn đang phức tạp, một số dịch vụ bất ngờ đắt hàng, làm không hết việc.

Sửa chữa bảo dưỡng điều hòa: Bận rộn từ sáng sớm tới nửa đêm

Thời tiết nóng bức khiến nhiều gia đình có nhu cầu phải mua điều hòa ngay lập tức. Chính vì vậy, đây là thời điểm của dịch vụ lắp đặt, sửa chữa điều hòa được dịp “hốt bạc”.

Đầu hè, nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa tăng đột biến

Đầu hè, nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa tăng đột biến

Anh Nguyễn Minh Đức, chủ một cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng điều Hòa ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, cửa hàng bảo dưỡng điều hòa của anh - mỗi ngày có đến 30-40 khách gọi điện sửa, bảo dưỡng và lắp đặt. Tuy nhiên, do thợ ít, khối lượng công việc nhiều nên không làm xuể, phải từ chối rất nhiều khách.

"Những ngày này, nhiều người làm việc tại nhà để phòng chống dịch COVID-19 nên nhu cầu sửa chữa, lắp đặt sử dụng điều hoà rất lớn. Những hôm nắng nóng cao điểm, ngày nào tôi cũng ra khỏi nhà đi làm từ lúc mặt trời chưa mọc, khi về nhà thì cũng đã khuya. Bởi cứ hết đơn nhà này, rồi lại sang nhà khác, công việc phát sinh rất nhiều" - anh Đức cho hay.

Được biết, nhờ công việc sửa điều hòa, vệ sinh, bảo dưỡng, nạp ga, thay ống đồng, rò nước,… trung bình mỗi ngày người thợ này kiếm được khoảng 1,5 - 2 triệu đồng.

Công việc Shipper “thời đã tới, cản không kịp”

Để phòng dịch COVID-19 lây lan, những ngày gần đây Hà Nội yêu cầu các quán ăn, nhà hàng đồng loạt ngừng phục vụ khách trực tiếp mà chỉ được bán mang về. Cũng do ngại dịch bệnh, không chỉ đồ ăn uống mà rất nhiều các loại hàng hóa khác cũng vận chuyện qua người giao hàng (shipper). Nhờ đó, công việc và thu nhập của những người shipper cũng tăng đột biến.

Đơn hàng tới tấp dội đến, nhiều shipper nói vui, "thời" của họ đã tới, cản không kịp.

Shipper nhận đơn hàng giao đồ tới tấp mỗi ngày

Shipper nhận đơn hàng giao đồ tới tấp mỗi ngày

Anh Huy – một shipper ở Hà Nội cho biết, giờ cao điểm làm việc của anh thường là từ 11h đến 13h các ngày trong tuần. Trước đó, vào mỗi buổi trưa anh Huy nhận được từ 2 - 5 đơn đặt hàng. Tuy nhiên mấy ngày nay, lượng đơn tăng lên gấp đôi. Ngoài khung giờ cao điểm trên, từ sáng tới tối anh cũng nhận hàng chục đơn hàng khác.

“Vào những hôm trời nắng nóng, biết mình phải chờ đợi nên nhiều khách cũng típ thêm tiền. Hiện tại nếu chăm chỉ chịu khó mà nhận nhiều đơn thì một ngày có thể kiếm được 700.000 đến cả triệu đồng, còn nếu nhận hết đơn thì còn cao hơn nữa. Nếu so với trước kia, mỗi ngày cũng chỉ kiếm được khoảng 200 - 300.000 đồng thôi”, anh Huy chi sẻ.

Chủ một cửa hàng cơm gà trên phố Chùa Láng (Đống Đa) cho biết mặc dù không phục vụ tại quán nhưng lượng đơn hàng mỗi ngày mà quán này bán ra không hề giảm do lượng đơn đặt hàng online tăng lên nhiều. Đơn đặt hàng nhiều nhưng người đến lấy hàng mang về lại chủ yếu là lực lượng shipper chứ không phải khách đặt đơn. 

Bán hàng online – “nghề” không sợ dịch

"Dịch bệnh kéo dài triền miên, thay vì lo lắng tích trữ hàng hóa quá mức như trước đây, nhiều người dân đã làm quen với việc mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết qua các kênh online. Nhờ đó các shop online, kênh thương mại điện tử lượng đơn hàng tăng đáng kể.

Bán giá hợp lý, mỗi ngày chị Linh chốt hàng chục đơn hàng từ livestream sản phẩm là quần áo thời trang

Bán giá hợp lý, mỗi ngày chị Linh chốt hàng chục đơn hàng từ livestream sản phẩm là quần áo thời trang

Anh Nguyễn Hải Anh – chủ tiệm phở (phố Tô Hiệu, Hà Nội) cho biết, do dịch bệnh, lại nắng nóng nên mọi người cũng ngại ra đường mà ưu tiên mua hàng qua ứng dụng đặt đồ ăn để được giao tận nhà, vì vậy, việc bán hàng cũng bớt khó khăn.

“Nhờ có lượng khách quen đã ổn định nên tôi vẫn làm hàng và bán cho khách mang về. Tuy lượng khách không cao như bình thường nhưng khá ổn định, giúp tôi duy trì trang trải chi phí hàng tháng” – anh Hải Anh bày tỏ.

Giống như anh Hải Anh, chị Nguyễn Thị Linh – chủ một shop thời trang sinh viên tại đường Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) cho biết: “Bây giờ với sự phát triển của mạng xã hội, công nghệ nên dù không còn cửa hàng thì tôi vẫn có thể duy trì việc bán hàng mỗi ngày nhờ việc livestream sản phẩm.

“Thay vì chi phí thuê mặt bằng, nhân công giờ đây tôi chiết khấu giảm giá trực tiếp vào sản phẩm nên mỗi ngày tôi vẫn chốt được 15 – 20 đơn hàng, doanh thu khá ổn định” chị Linh cho biết.

Được biết, không chỉ các shop bán hàng nhỏ lẻ mà tại các siêu thị, các sàn thương mại điện tử cũng có lượng đơn hàng tăng đột biến.

Được biết, không chỉ các shop bán hàng nhỏ lẻ mà tại các siêu thị, các sàn thương mại điện tử cũng có lượng đơn hàng tăng đột biến.

Diễn biến những ngày qua cũng cho thấy nhiều người tiêu dùng đã dần quen mua sắm hàng bách hóa, thiết yếu trên kênh trực tuyến. Báo cáo quý I/2021 của iPrice công bố chiều 1/6 cho biết, chỉ có bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất tăng trưởng lượng truy cập, với 13%, trong quý vừa qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ 5/7 được phép xây căn hộ diện tích 25 m2

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư vừa được Bộ Xây dựng ban hành, căn hộ chung cư phải có tối thiểu một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN