Liều mình ôm 200 triệu lên núi khởi nghiệp, 7x Bắc Kạn mỗi năm thu gần tỷ đồng

“Ở tuổi 45, khi trải qua đủ thứ nghề, tôi quyết định cải tạo ngọn đồi hoang gần nhà để thử sức với loại cây này. May quá, trời không phụ lòng người”.

Đó là chia sẻ của chị Triệu Thị Nga (SN 1973) tại thôn Nà Diếu, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) về “cú liều” của mình khi khởi nghiệp với cây nho hạ đen.

Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ và khát vọng làm giàu, chị Nga đã biến ngọn đồi hoang đầy bụi gai và cỏ dại thành vườn nho trĩu quả, có giá trị kinh tế cao giữa núi rừng Bắc Kạn.

Nho hạ đen trong vườn chị Nga.

Nho hạ đen trong vườn chị Nga.

Chúng tôi đến thăm vườn nho của gia đình chị Nga đúng lúc đang trong thời kỳ thu hoạch. Cẩn thận cắt về từng chùm nho đầy đặn, chín mọng đặt vào thùng, chị Nga cho biết, trong 2 tuần nay, khách kéo đến tham quan, trải nghiệm và mua nho quá đông, chị cắt không kịp bán.

Vừa xếp nho vào thùng để giao cho khách hàng chị Nga cho biết, trước đây chị đã làm đủ nghề để làm giàu nhưng không hiệu quả. Chị đã phải bỏ thời gian đi nhiều nơi, thăm quan các mô hình kinh tế nông thôn về để áp dụng tại địa phương mình.

“Năm 2017, tôi được đi thăm quan mô hình trồng nho hạ đen ở Lạng Sơn thấy khá hay và hiệu quả. Sau khoảng thời gian đi tìm hiểu, nghiên cứu, tôi nhận thấy nho hạ đen là cây trồng chịu được hạn và giá rét, phù hợp với khí hậu của Bắc Kạn. Vì vậy, đầu năm 2018, tôi quyết định trồng nho hạ đen”, chị Nga kể.

Khi nho sắp đến kỳ thu hoạch, chị Nga tiến hành bọc nilon để tránh bị sâu và ong chích quả.

Khi nho sắp đến kỳ thu hoạch, chị Nga tiến hành bọc nilon để tránh bị sâu và ong chích quả.

 Bắt tay vào làm, với số vốn 200 triệu, chị quyết định cải tạo lại ngọn đồi hoang gần 1 ha để  đưa 1000 cây nho Hạ đen về trồng thử nghiệm. Xung quanh vườn nho chị trồng thêm 50 cây táo đỏ và sim.

Toàn bộ vườn nho được chị Nga đầu tư căng giàn hình chữ Y theo dọc luống, bên trên làm mái vòm nilon trong suốt để hạn chế mưa, sâu bọ. Phần gốc bên dưới chị trồng kín cỏ lạc để giữ ẩm, loại bỏ cỏ dại, đồng thời đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt bán tự động để tưới nước.

Nhờ trồng nho trên địa hình đất đồi, dốc thoải nên vườn nho được hưởng trọn vẹn khí hậu nắng gió thiên nhiên, không bị ngập úng khi trời mưa. Ngoài ra, chị sử dụng toàn bộ phân hữu cơ để tiến hành trồng và chăm sóc, giữ dinh dưỡng cho đất.

Toàn bộ nho theo hướng hữu cơ, giữ ẩm bằng cây cỏ lạc.

Toàn bộ nho theo hướng hữu cơ, giữ ẩm bằng cây cỏ lạc.

Là người đầu tiên của địa phương mang nho lên núi trồng, chưa có kinh nghiệm từng trải, chị Nga phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quy trình chăm sóc cây và phòng trừ sâu bệnh. Vì vậy, vụ đầu tiên, hơn 1.000 cây nho chỉ cho thu hoạch gần 1 tạ quả.

 Một lần nữa, chị lại khăn gói sang Lạng Sơn để tìm hiểu lại từ đầu, đồng thời tự rút kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc. Kết quả, vụ tiếp theo, vườn nho cho thu hoạch hơn 3 tấn quả.

Theo chị Nga, để quả nho có chùm đẹp, độ ngọt và an toàn tuyệt đối, mỗi năm chị tiến hành bón 2 lần phân hữu cơ, cắt tỉa lá và quả đúng theo giai đoạn. Khi nho sắp tới thời kỳ thu hoạch, chị lại tỉ mỉ bọc ni lon để hạn chế ong, sâu chích quả.

Thành công từ việc mang nho lên núi trồng, mô hình của chị Nga thu hút đông đảo người dân đến thăm quan, trải nghiệm.

Thành công từ việc mang nho lên núi trồng, mô hình của chị Nga thu hút đông đảo người dân đến thăm quan, trải nghiệm.

Chia sẻ với chúng tôi chị Nga cho biết, chi phí ban đầu cho gần 1 ha nho hạ đen khá lớn, tuy nhiên cây nho hạ đen có chu kỳ sinh trưởng kéo dài tới 15 năm. Mỗi năm, cây cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 6 và tháng 11. Mỗi vụ ước tính thu hoạch được khoảng 3 tấn, thu về khoảng 450 triệu đồng/vụ.

Không chỉ dừng ở việc tạo ra sản phẩm và thu hoạch, chị Nga còn phát triển vườn theo mô hình sinh thái, phục vụ du khách đến tham quan và trải nghiệm việc thu hoạch nho. Ngoài ra, chị cũng tiến hành ươm giống và cung cấp cho người dân tại địa phương.

Khách hào hứng với mô hình trồng nho kết hợp với thăm quan, trải nghiệm và mua nho tại vườn.

Khách hào hứng với mô hình trồng nho kết hợp với thăm quan, trải nghiệm và mua nho tại vườn.

Vụ nho hiện tại của gia đình chị Triệu Thị Nga thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, trải nghiệm. Khách đến với vườn nho không chỉ được chụp ảnh lưu niệm mà còn được tự tay cắt nho về làm quà, thưởng thức quả nho tươi ngon ngay tại vườn.

Chị Hạnh – khách tham quan tại vườn cho biết: “Được biết đến vườn nho qua lời giới thiệu của bạn bè, tôi cùng gia đình đến đây và khá bất ngờ khi thấy vườn nho được trồng trên đồi. Không khí ở đây mát lành, được ngắm nhìn vườn nho chín, tự tay cắt những chùm nho mình thích, ăn những quả nho không hạt ngon ngọt ngay tại gốc rất thú vị”.

Chị Nga dưới giàn nho hạ đen chi chít quả.

Chị Nga dưới giàn nho hạ đen chi chít quả.

Từ những kết quả bước đầu mang lại chị Nga dự định trong những năm tới sẽ mở rộng quy mô trồng nho của gia đình lên tới 2ha và kết hợp xây dựng trang trại trồng nho làm điểm du lịch sinh thái.

Khởi nghiệp thành công với cây nho hạ đen, chị Nga đã mang về thu nhập nhiều người mong muốn. Không những thế, người dân trên địa bàn cũng có cơ hội được trải nghiệm mô hình kinh tế mới, sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng cao với giá thành hợp lý ngay tại quê hương mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Từng nợ nần ”ngập mặt”, 8x bất ngờ thành công thu về hàng chục tỷ đồng

“Năm 2017, công ty tôi đứng trên bờ vực phá sản. Tôi đã mất ăn mất ngủ, phải cầm cố tài sản của công ty và của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Ly ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN