Tỷ phú Trần Đình Long nhận được thù lao bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong năm 2021, tỷ phú Trần Đình Long và các thành viên Hội đồng quản trị của HPG chia nhau số tiền thù lao hơn 100 tỷ đồng, cao gấp gần 5 lần so với năm 2020.

Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), trong năm 2021 các thành viên Hội đồng quản trị nhận tổng thù lao 117,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản chi thù lao cho lãnh đạo doanh nghiệp trong năm 2021 cao gấp 4,67 lần so với năm 2020.

Bên cạnh đó, lương và thưởng của Ban giám đốc cũng tăng 67,7% lên 3,89 tỷ đồng; thù lao, lương và thưởng của Ban kiểm soát tăng 108,3% lên 1,75 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính năm 2021 của HPG, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có 7 thành viên gồm ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT, ông Trần Tuấn Dương - phó Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Mạnh Tuấn - phó Chủ tịch HĐQT, ông Doãn Gia Cường - phó Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Việt Thắng - thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, ông Hoàng Quang Việt và ông Nguyễn Ngọc Quang. Bên cạnh đó có 2 thành viên từ nhiệm vào ngày 22/4 là ông Tạ Tuấn Quang và ông Hans Christian Jacobsen.

Tỷ phú Trần Đình Long và các thành viên HĐQT HPG chia nhau khoản thù lao hơn 117 tỷ đồng tron năm 2021

Tỷ phú Trần Đình Long và các thành viên HĐQT HPG chia nhau khoản thù lao hơn 117 tỷ đồng tron năm 2021

Với tổng thù lao thành viên Hội đồng quản trị là hơn 117,8 tỷ đồng, nếu chia bình quân cho 7 thành viên Hội đồng quản trị hiện tại thì tỷ phú Trần Đình Long và mỗi thành viên Hội đồng quản trị của HPG sẽ nhận được mức thù lao 16,83 tỷ đồng/năm, tương ứng với khoản thù lao 1,4 tỷ đồng/tháng.

Dù nhận mức thù lao tăng gấp gần 5 lần so với năm 2020 nhưng có điều đáng chú ý là khoản thù lao năm 2021 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát thực nhận thấp hơn khá nhiều so với kế hoạch trước đó.

Theo phương án đề xuất trích lập các quỹ mà Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 HPG đã thông qua, thù lao cho Hội đồng quản trị sẽ có mức trích tối đa bằng 0,6% lợi nhuận sau thuế.

Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận của Hòa Phát đạt mức 150.865 tỷ đồng và 34.521 tỷ đồng, lần lượt tăng 65,28% và 156% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo tính toán, mức thù lao tối đa HĐQT công ty có thể nhận được trong năm nay là 207,13 tỷ đồng. Với số liệu được công bố trong báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán thì thù lao HĐQT HPG thực nhận trong năm 2021 vẫn thấp hơn mức tối đa khoảng 90 tỷ đồng.

Mới đây, HPG của tỷ phú Trần Đình Long đã phát đi thông báo góp thêm 3.300 tỷ đồng vào Công ty cổ phần phát triển BĐS Hòa Phát.

Sau lần tăng vốn góp này, vốn điều lệ của Công ty cổ phần phát triển BĐS Hòa Phát cũng tăng lên thành 6.000 tỷ đồng. Trong khi đó, số vốn HPG rót vào doanh nghiệp BĐS tăng lên từ 2.698 tỷ đồng lên thành 5.998 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 99,967% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Trong thông báo phát đi của HPG, ông Nguyễn Việt Thắng - Tổng giám đốc được cử làm người quản lý phần vốn tăng thêm của HPG tại Công ty cổ phần phát triển BĐS Hòa Phát.

Về kế hoạch kinh doanh, trong năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát đặt ra nhiều kế hoạch quan trọng như khởi công dự án 85.000 tỷ đồng ở Dung Quất, hoàn thành nhà máy sản xuất container, xây thêm nhà máy tôn mạ,…

Nguồn: [Link nguồn]

Mất gần 3.000 tỷ đồng, khối tài sản của bầu Thụy còn lại bao nhiêu?

Cùng với 6 phiên lao dốc liên tiếp của thị trường chứng khoán, khối tài sản của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) cũng đã ghi nhận “bốc hơi” gần 3.000 tỷ đồng. Đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN