Rời hội đồng quản trị VEAM, nữ đại gia Nguyễn Thị Nga giàu cỡ nào?

Trước khi có đơn từ nhiệm rời vị trí thành viên HĐQT VEAM, nữ đại gia Nguyễn Thị Nga cũng đang làm lãnh đạo ở một loạt doanh nghiệp khác.

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM - mã CK: VEA) mới đây đã công bố thông tin nhận được đơn đề nghị xin thôi là Thành viên HĐQT VEAM của bà Nguyễn Thị Nga từ ngày 5/4/2024, vì lý do công việc cá nhân không thể đảm nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT VEAM. Theo thông báo, Hội đồng quản trị VEA sẽ trình Đại hội đồng cổ đông xem xét thông qua Đơn đề nghị của bà Nguyễn Thị Nga và thủ tục miễn nhiệm theo quy định pháp luật và Điều lệ Công ty.

Năm 2023, VEAM ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.806 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 6.265 tỷ, lần lượt giảm 20% và 18% so với năm 2022. Theo số liệu được công bố, phần lớn lợi nhuận của VEAM vẫn đến từ lợi nhuận từ các công ty liên doanh.

Bà Nguyễn Thị Nga vừa có đơn rời vị trí thành viên hội đồng quản trị Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Nga vừa có đơn rời vị trí thành viên hội đồng quản trị Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam

Về phần mình, bà Nguyễn Thị Nga sinh ngày 17/8/1955 tại Hà Nội. Bà có bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài ra, bà đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.

Năm 1993, bà Nguyễn Thị Nga thành lập BRG. Khởi tạo với ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Sau 3 thập kỷ, Tập đoàn BRG trở thành một công ty đầu tư và hoạt động tập trung chủ yếu các lĩnh vực: Tài chính - Ngân hàng và sân Golf, bất động sản, khách sạn – nghỉ dưỡng... Bà là thành viên HĐQT của VEAM từ năm 2017. Tại VEAM, bà Nga đang sở hữu hơn 64 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,83% cổ phần của doanh nghiệp này. Tính theo giá thị trường kết phiên giao dịch ngày 9/4, khối tài sản bà Nga đang trực tiếp nắm giữ có giá trị gần 2.400 tỷ đồng.

Ngoài vị trí lãnh đạo tại VEAM và Nga cũng đang là lãnh đạo ở một loạt doanh nghiệp khác. Cụ thể, nữ đại gia 69 tuổi đang là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SSB) ngân hàng đang có vốn chủ sở hữu hơn 30.296 tỷ đồng. Bà Nga cũng đang trực tiếp nắm giữ hơn 97 triệu cổ phiếu SSB. Tính theo giá thị trường khối tài sản của bà Nga đang nắm giữ tại ngân hàng này có giá trị hơn 2.100 tỷ đồng.

Bà Nga đồng thời đang là Chủ tịch Tập đoàn BRG, trong lần đăng ký thay đổi doanh nghiệp vào tháng 9/2021, Tập đoàn BRG đã tăng vốn điều lệ từ 7.599 tỷ đồng lên 8.199 tỷ đồng, nhưng cơ cấu cổ đông không được công bố cụ thể.

Bà cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Phát Triển và đầu tư Phú Mỹ, doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.920 tỷ đồng, trong đó bà Nga trực tiếp góp 1.830 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 95,31% vốn điều lệ; nữ đại gia 69 tuổi đang giữ vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Du lịch dịch vụ Hà Nội; Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển TP. Thông Minh Bắc Hà Nội.

Theo số liệu được công bố, trong lần đăng ký thay đổi doanh nghiệp tháng 10/2023, Công ty cổ phần đầu tư phát triển TP. Thông Minh Bắc Hà Nội đã tăng vốn điều lệ từ 3.538 tỷ đồng lên 14.260 tỷ đồng, trong đó cổ đông Sumitomo Corporation góp 7.130 tỷ đồng, tương đương 50% vốn góp và bà Nga cũng đang là Chủ tịch Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam, ở thời điểm tháng 12/2016, doanh nghiệp này có vốn điều lệ hơn 1.318 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cùng với biến động mạnh của thị trường chứng khoán, giá vàng trong nước, giới đầu tư và những người có nhu cầu ở thực cũng choáng váng với mức tăng giá của căn hộ chung cư trong 2 tháng đầu năm 2024.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nam Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN