Ông Phạm Nhật Vượng: Sẽ đầu tư cho VinFast "cho đến khi tôi hết tiền thì thôi"

Chủ tịch Vingroup khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ Vinfast nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế.

Sau cú rung chuông lịch sử ngày 15/8/2023, đến nay cổ phiếu VinFast đã có quãng thời gian 10 thấng niêm yêt trên sàn Nasdaq Global Select Market của thị trường chứng khoán Mỹ. Trong thời gian qua, cổ phiếu của hãng xe điện Việt Nam do tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ vị trí Tổng giám đốc chứng kiến những biến động mạnh khi có thời điểm tăng tới 700% trong hai tuần đầu.

Ở thời kỳ đỉnh cao, cổ phiếu VFS từng được giao dịch ở mức 93 USD/cổ phiếu và từng giảm về mức 2,225 USD/cổ phiếu. Tuy giá cổ phiếu đến nay đã tăng trở lại về mức 4,33 USD/cổ phiếu khi kết phiên giao dịch ngày 14/6.

Với mức giá đóng cửa này, giá trị vốn hóa của VFS đạt 10,12 tỷ USD, đứng thứ 32 trên bảng xếp hạng các hãng xe ô tô có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Trong phân khúc xe điện, hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng vị trí thứ 5 sau Tesla, Xiaomi, LiAuto và Rivian. Trong khi đứng trên hai hãng xe của Trung Quốc là NIO và XPeng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư cho hãng xe điện VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư cho hãng xe điện VinFast

Trong bài trả lời phỏng vấn độc quyền của tạp chí Mỹ Bloomberg mới đây, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng lạc quan khi nói về những khó khăn và tương lai của hãng xe điện VinFast tại Việt Nam và trên quy mô toàn cầu.

Sau 5 năm kể từ bắt đầu sản xuất ô tô, Vingroup, các công ty thành viên và các tổ chức tài chính đã cung cấp cho VinFast khoảng 12,9 tỷ USD từ năm 2017 đến tháng 3 năm nay. VinFast đang xây nhà máy ở North Carolina, đã khởi công ở Ấn Độ và có kế hoạch xây nhà máy ở Indonesia.

Trả lời câu hỏi ông sẽ đầu tư cho VinFast đến bao giờ, ông Vượng nói "cho đến khi tôi hết tiền thì thôi", đồng thời tự tin có thể lèo lái đưa VinFast vượt qua những khó khăn, bất chấp việc Toyota hay Volkswagen đang gặp khó trên toàn cầu.

Chủ tịch Vingroup khẳng định việc thúc đẩy mạnh mẽ VinFast nhằm đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên tầm quốc tế bởi "VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh, mà còn là một dự án cống hiến". Ông cho biết hãng xe điện Việt Nam không làm xe giá rẻ, mà tập trung vào những sản phẩm có giá hợp lý, đúng với giá trị thực.

Hiện tỷ lệ cổ phiếu thả nổi của VFS chỉ khoảng 2%, nhưng ông Phạm Nhật Vượng không vội vàng tăng tỷ lệ thả nổi của cổ phiếu hãng xe điện do mình giữ vị trí Tổng giám đốc toàn cầu. "Chúng tôi không quan tâm đến giá cổ phiếu vào lúc này và không vội vàng đưa thêm cổ phiếu ra thị trường. Tỷ lệ thả nổi không ảnh hưởng đến các nhà đầu tư lớn và dài hạn", ông Vượng giải thích.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý I/2024, doanh số bán xe điện trên toàn cầu của VinFast lên tới 9.689 chiếc. Kết quả này giúp hãng xe Việt Nam đạt mức tăng 444% so với cùng kỳ năm trước (doanh số 1.780 xe). So với các giai đoạn trước đó, doanh số này của VinFast tương đối ổn định. Chỉ có quý 4/2023 là nổi bật nhất với kỷ lục 13.513 ô tô điện bàn giao cho khách mua.

VinFast đạt doanh số ô tô điện đứng thứ 23 thị trường Mỹ. Trong quý này, người Mỹ mua 268.909 xe điện mới, theo Kelly Blue Book (KBB), công ty danh tiếng hàng đầu Mỹ về đánh giá, định giá và nghiên cứu thị trường ngành ô tô. Doanh số quý ba tháng đầu năm nay của VinFast tại Mỹ là 927 xe, và toàn bộ là VF 8 - mẫu xe gầm cao hạng D. Tại Mỹ, VF 8 có giá khoảng từ 47.000 USD.

Hiện VinFast nắm 0,3% thị phần xe điện Mỹ sau quý I. So với cùng kỳ năm ngoái doanh số hãng xe Việt tăng mạnh tới 743%, bởi mới chỉ chuyển xe tới Mỹ từ cuối 2022. Về kế hoạch tại Mỹ, theo ông Vượng, doanh thu năm nay tại đây sẽ tăng 30-40 lần, đồng thời đà tăng sẽ duy trì trong 5 năm tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Trong ngày thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc quanh mốc 1.300 điểm, khối tài sản của đại gia 54 tuổi người Quảng Ngãi này vẫn tăng thêm cả trăm tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN