Loạt cổ phiếu ngành bất động sản nằm sàn: Có nên mua vào lúc này?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, chứng khoán… bị bán tháo. Đáng lưu ý, nhiều cổ phiếu ngành BĐS giảm mạnh, thậm chí GEX, DXG, DPG, HDC, NLG, HDG, LDG,... còn nằm sàn.

Liên quan đến giao dịch các mã bất động sản có khối lượng khớp lệnh hàng chục triệu cổ phiếu, giới đầu tư có những nhận định trái chiều. Một số ý kiến cho rằng do thị trường nhà đất đang khát vốn nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành này. 

Ngược lại, không ít nhà đầu tư đang kỳ vọng giá nhà đất sẽ nóng lên, hoạt động của doanh nghiệp bất động sản sẽ khởi sắc khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, chính quyền các tỉnh, thành phố đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, nhiều dự án hạ tầng giao thông đang tích cực triển khai trên cả nước, nhất là dự án đường Vành đai 3 ở TP HCM.

Chứng kiến loạt cổ phiếu bất động sản nằm sàn, giới đầu tư có những nhận định trái chiều

Chứng kiến loạt cổ phiếu bất động sản nằm sàn, giới đầu tư có những nhận định trái chiều

Từ đó, có thể họ suy đoán trong dài hạn, giá cổ phiếu bất động sản sẽ đi lên. Thế nên, khi bên bán đặt lệnh bán với giá thấp, nhiều người đã mua vào để dành cho tương lai.

Theo giới phân tích, với làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương thế giới và động thái nâng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tâm lý nhà đầu tư đã trở nên thiếu lạc quan. Chính sách tiền tệ thắt chặt của nhiều quốc gia đã ảnh hưởng trực tiếp đến định giá đầu tư, và thanh khoản cổ phiếu.

Do đó, áp lực bán xảy ra là diễn biến chung của thị trường chứng khoán trong và ngoài nước.

Nhận định về phiên giao dịch ngày 27/9, một số công ty chứng khoán cho rằng, thị trường đã đi đến đoạn cuối của nhịp điều chỉnh. Trên cơ sở đó, các nhịp giảm sẽ là cơ hội để mua gom cổ phiếu.

Theo nhận định của Công ty CK MB – MBS, thị trường đã đi đến đoạn cuối của nhịp điều chỉnh

Tính từ đỉnh tháng 8, chỉ số Vn-Index đã giảm 133 điểm, tương sụt 10,33% nhưng chưa để mất đáy tháng 7, tuy nhiên nhiều nhóm cổ phiếu đã để mất ngưỡng hỗ trợ này.

Thị trường trong nước đang chịu tác động kép từ thông tin nâng lãi suất cả trong và ngoài nước. Nhìn theo hướng tích cực thì đây là xu hướng chung trên thế giới khi các ngân hàng trung ướng đang chạy đua nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, thực tế lãi suất huy động của các ngân hàng cũng đã rục rịch từ trước, tỷ giá cũng vậy.

Do đó, thị trường đã chiết khấu các biến cố này trong 4 tuần vừa qua, nhịp điều chỉnh của thị trường trong nước đang đồng pha với thị trường thế giới cả về xu hướng và tốc độ giảm. Do vậy, chúng tôi cho rằng thị trường đã đi đến đoạn cuối của nhịp điều chỉnh. Trên cơ sở đó, các nhịp giảm sẽ là cơ hội để mua gom cổ phiếu.

Ngược lại, Công ty CK Tân Việt – TVSI lại lưu ý nhà đầu tư cần quan sát thêm các phiên giao dịch tới.

Theo TVSI, thị trường giảm điểm quanh mốc 1.200 điểm,đã kích thích dòng tiền bắt đáy bởi chỉ số và nhiều cổ phiếu đã chạm về vùng đáy tháng 5 và tháng 7/2022. Với kết thúc phiên ngày hôm nay các chỉ số và nhiều cổ phiếu có xu hướng hồi phục lại trong phiên sáng mai.

Tuy nhiên, nếu đà hồi phục yếu áp lực cung sẽ nhanh chóng xuất hiện trở lại. Do đó, TVSI cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn nên quan sát thêm các phiên giao dịch tới cho tới khi thị trường có dấu hiệu tạo đáy rõ rệt hơn để gia tăng trạng thái cổ phiếu.

Nguồn: [Link nguồn]

Dòng tiền đổ vào chứng khoán ngày càng eo hẹp: Những tháng cuối năm thị trường có cải thiện?

Theo các chuyên gia chứng khoán, dù cơ quan quản lý thị trường nỗ lực kích cầu, nhưng thanh khoản trên sàn HoSE vẫn lao dốc vì nhà đầu tư thận trọng và cơ hội “lướt sóng”...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN