Sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, bất ngờ với cảnh tượng tại các bến xe Hà Nội

Sau lệnh nới lỏng cách ly xã hội của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh, thành phố đã cho phép các phương tiện vận chuyển hành khách hoạt động dần trở lại, tuy nhiên bến xe vẫn vắng vẻ, ảm đạm vô cùng.

Theo quan sát của PV, ngày 24/4, các bến xe ở Hà Nội đều vắng khách, lượng xe khách liên tỉnh hoạt động không nhiều. Người dân Hà Nội cũng chưa sẵn sàng di chuyển bằng xe buýt nên hầu hết các xe buýt đều thưa thớt khách.

Chị Nguyễn Thị Thảo (Công ty TNHH Lý Thảo) chuyên tuyến Thanh Hóa – Hà Nội cho biết nhà chị có 9 xe hoạt động vận chuyển hành khách nhưng hôm nay chỉ có 1 xe đi. “Nhà tôi có 5 xe hợp đồng và 4 xe tuyến cố định giường nằm 46 chỗ chuyên tuyến Tĩnh Gia đi bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm nhưng hôm nay chỉ có 1 xe hoạt động do không có khách”.

 Bến xe vắng tanh, lác đác một vài người qua lại đều là tài xế và phụ xe.

 Bến xe vắng tanh, lác đác một vài người qua lại đều là tài xế và phụ xe.

Hơn 1 tháng qua, xe nằm một chỗ không thu được đồng nào nhưng doanh nghiệp vận tải của chị Thảo vẫn phải gồng gánh quá nhiều chi phí. “Ngừng hoạt động hơn 1 tháng qua nhưng tiền vé cầu đường đóng theo tháng qua trạm thu phí PhápVân – Cầu Giẽ mỗi tháng hết 1,6 triệu/ xe, tiền bến bãi 221.000 đồng/ chuyến, chi phí vận hành, bảo trì, kiểm tra an toàn rồi tiền lương nhân viên, hao mòn xe… bao nhiêu khoản phí đội trên đầu mà tôi chưa biết mình có được hỗ trợ gì không. Giờ hết lệnh cấm, được phép hoạt động nhưng cũng không có khách”, chị Thảo thở dài.

“Như hôm 24/4 nhà tôi điều 1 xe chạy nhưng cả đi lẫn về được 7-8 khách, trong khi đó, tiền qua trạm thu phí Ninh Bình – Cầu Giẽ mất 280.000 đồng/ xe/ ngày, tiền bến bãi, tiền xăng dầu, tiền lương cho nhân viên trực tổng đài, lái xe, phụ xe… cứ thế này thì tôi phải bỏ tiền túi bù lỗ hàng ngày. Dù lỗ nhưng vẫn phải chạy vì mình phải duy trì hoạt động và phục vụ khách quen. Dần dần rồi mọi thứ sẽ trở lại bình thường sớm thôi, tôi tin là thế”, chị Thảo khẳng định.

Các xe xếp hàng dài tại bến xe Giáp Bát chờ khách đi.

Các xe xếp hàng dài tại bến xe Giáp Bát chờ khách đi.

Hoạt động chuyên tuyến Bắc Sơn – Mỹ Đình, anh Vũ Văn Cường (nhà xe Cường Nguyệt) cho biết, sau một ngày có lệnh dừng cách ly toàn xã hội thì hôm 24/04 nhà xe của anh mới chạy chuyến đầu tiên.

“Hệ thống xe khách tuyến cố định của bên tôi có 20 chuyến xe giường nằm đi Hà Nội và các tỉnh. Riêng tuyến Sơn La – Hà Nội trước đây có 10 chuyến/ ngày nhưng hôm nay chỉ được phép hoạt động 4 chuyến/ ngày, 2 chuyến đi và 2 chuyến về, tuy nhiên cũng không có khách”, anh Cường chia sẻ.

Lác đác một vài người đến gửi hàng hóa.

Lác đác một vài người đến gửi hàng hóa.

Tại các nhà chờ xe buýt trên các tuyến phố chính, số lượng hành khách chờ xe cũng không nhiều. Anh Nguyễn Văn Minh (trú tại Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết chưa bao giờ thấy cảnh vắng vẻ như hôm nay.

“Hôm nay tôi ở quê lên nên bắt xe buýt từ bến xe Giáp Bát sang Gia Lâm về quê có việc nhưng chờ gần một tiếng mới có xe. Đi cả quãng đường hơn 10km nhưng chỉ có 2 hành khách trên xe cùng lái xe và nhân viên xé vé”, anh Minh nói.

Theo quy định của Bộ GTVT, xe khách liên tỉnh chỉ hoạt động tối đa 30% theo biểu đồ đối với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ và tối đa đến 50% theo biểu đồ đối với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ thấp (ít nhất 1 chuyến/tuyến), đồng thời bố trí hành khách trên xe không quá 50% số ghế và mỗi hành khách cách nhau 1 ghế hoặc đảm bảo cách nhau 1m.

Khu vực giành cho xe buýt không một bóng người.

Khu vực giành cho xe buýt không một bóng người.

Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã khai thác trở lại xe buýt với mức 20 - 30% công suất, mỗi xe không chở quá 20 hành khách. Đồng thời xe buýt tránh đi qua khu vực các xã có hai ổ dịch là thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín và thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh.

Bộ GTVT cũng yêu cầu các đơn vị vận tải phải trang bị dung dịch rửa tay (có ít nhất 60% nồng độ cồn), dung dịch khử khuẩn, thùng rác có nắp đậy trên mọi phương tiện vận tải; sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên phương tiện (không quá 50% số ghế và cách 1 ghế) hoặc đảm bảo cách nhau 1 m. Tất cả người điều khiển phương tiện, người phục vụ và hành khách đi trên phương tiện phải đeo khẩu trang đúng cách trong suốt chuyến đi.

Nguồn: [Link nguồn]

Loạt bệnh viện nguy cơ phá sản vì Covid-19, hàng triệu nhân viên y tế có thể mất việc

Tình hình tài chính khó khăn khiến nhiều bệnh viện ở Mỹ nằm bên bờ vực phá sản, hàng triệu nhân viên y tế có thể...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh An ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN