Lãi suất tăng tiếp, gửi tiết kiệm ngân hàng nào lợi nhất?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Lãi suất huy động liên tục nhích lên thời gian qua và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng, trong đó mức lãi suất huy động vượt 7%/năm xuất hiện ngày càng nhiều.

Chị Ngọc Hạnh (ngụ quận 3, TP HCM) cho hay đã quyết định gửi tiết kiệm ngân hàng cho khoản tiền nhàn rỗi 600 triệu đồng, thay vì bỏ tiền vào "bắt đáy" chứng khoán sau đợt thua lỗ nặng vừa qua.

"Thấy lãi suất huy động nhiều ngân hàng tăng lên đáng kể, gửi tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng có thể được mức trên 6%/năm nên tôi quyết định gửi ngân hàng" - chị Hạnh nói.

Theo ghi nhận, lãi suất huy động đã tăng đáng kể thời gian qua ở một số ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt các kỳ hạn dài.

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 4-2022 của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa công bố cũng cho thấy, từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tăng tại một số ngân hàng cổ phần từ 0,1 - 0,3 điểm %. Riêng nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục ổn định.

Lãi suất tăng tiếp, gửi tiết kiệm ngân hàng nào lợi nhất? - 1

Với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tiếp theo đi cùng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, lãi suất huy động được dự báo còn có thể tiếp tục tăng.

"Lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng 1 - 1,5 điểm % trong cả năm 2022. VCBS dự báo lãi suất cho vay sẽ ghi nhận áp lực tăng nhưng sẽ có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động. Sẽ có sự phân hoá giữa mức tăng và thời điểm tăng giữa các ngành nghề" – chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán này nói.

Tương tự, thống kê của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, tính tới cuối tháng 4-2022, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,08 điểm %, lên mức 5,66%/năm. Diễn biến này đã khiến cho mặt bằng lãi suất huy động tăng lên so với cùng kỳ, sau hơn 2 năm liên tục giảm.

Trong khi đó, tín dụng tăng mạnh khiến nhu cầu huy động vốn đầu vào tăng cao cũng góp phần thúc đẩy các ngân hàng nhích lãi suất tiền gửi để thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ dân cư và tổ chức. BVSC đánh giá, với những áp lực từ lạm phát, nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Dù vậy, mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm nay để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục.

Một diễn biến đáng chú ý trên thị trường, là trong xu hướng nhích lên của lãi suất tiền lãi, thị trường đã ghi nhận những mốc lãi suất cao mới. Như tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong biểu lãi suất tiền gửi mới nhất áp dụng từ giữa tháng 5-2022, ngân hàng điều chỉnh tăng cả lãi suất gửi tại quầy và online.

Riêng với gửi tiết kiệm online, lãi suất cao nhất tại SCB lên tới 7,55%/năm cho khách hàng gửi kỳ hạn từ 18-36 tháng, không quy định mức tiền gửi. Khách gửi kỳ hạn 6 tháng online lãi suất cũng tới 6,85%/năm, là mức khá cao trên thị trường.

Hiện một số ngân hàng có mức lãi suất cao nhất trên 7%/năm, thậm chí từ 7,2-7,4%/năm như VietCapitalBank, VietBank, Nam A Bank, VietABank... áp dụng chủ yếu với gửi tiết kiệm online kỳ hạn trên 12 tháng.

Nguồn: [Link nguồn]

Cơn lốc tiền ảo “thổi bay” nhà cửa và tài sản hàng triệu người: Vì sao nên nỗi?

Giá của token Luna lao dốc từ hàng trăm USD/đồng về gần bằng 0, khiến nhiều người đầu tư tiền số cho biết họ mất sạch tiền tiết kiệm và có nguy cơ mất nhà.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Phương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN