Đại gia trẻ kín tiếng bỗng tung vài trăm tỷ làm chuyện chưa từng có

Sự kiện: Tin chứng khoán

Với việc hàng loạt bluechips giảm điểm mạnh, VN-Index chính thức quay đầu chấm dứt đà tăng suốt nhiều ngày qua.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 9,99 điểm (1,16%) xuống 852,74 điểm; UPCom-Index giảm 0,7% xuống 54,24 điểm và chỉ có HNX-Index duy trì sắc xanh khi tăng 1,3 điểm (1,23%) lên 107,04 điểm.

VN-Index giảm 9,99 điểm (1,16%) xuống 852,74 điểm.

VN-Index giảm 9,99 điểm (1,16%) xuống 852,74 điểm.

Thanh khoản thị trường duy trì khá tốt với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt hơn 6.329 tỷ đồng, tương đương với khối lượng gần 400 nghìn cổ phiếu.

Hàng loạt Bluechips như BVH, CTG, FPT, GAS, MSN, VCB, VIC, VNM, SAB, VJC, PLX, VRE, PNJ, VHM… đồng loạt giảm khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Nỗ lực của một vài cổ phiếu như HPG, HSG, DPM, DCM là không đủ giúp thị trường tránh khỏi phiên giảm sâu.

Bộ đôi VIC, VHM nhà họ Vin tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index 1,54 và 1.4 điểm.

Trong phiên hôm nay, HPG là cổ phiếu Bluechips tích cực nhất khi tăng gần 3% lên 27.250 đồng. Khối lượng khớp lệnh HPG cũng tăng vọt lên hơn 16 triệu đơn vị. VCF và HSG cũng tác động tích cực tới VN-Index khi mang lại cho thị trường lần lượt 0,09 và 0,05 điểm.

Trên sàn Hà Nội, SHB cũng giao dịch khá tốt khi tăng gần hết biên độ lên 13.100 đồng. Ngoài ra, VCS tăng nhẹ 100 đồng, qua đó giúp HNX-Index ngược dòng VN-Index tăng điểm.

Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi nhờ "sóng" đầu tư công nhìn chung có giao dịch tích cực hơn thị trường chung với KSB, HPG, C4G tăng điểm, thậm chí KSB tăng kịch trần.

GEX tăng 1,18% lên mốc 17.100 đồng/cổ phiếu.

GEX tăng 1,18% lên mốc 17.100 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, cổ phiếu GEX của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam cũng vừa có một phiên đáng chú ý với khối lượng khớp lệnh lên tới 5,6 triệu cổ phiếu.

Chốt phiên, GEX tăng 1,18% lên mốc 17.100 đồng/cổ phiếu. Dư bán vẫn lên tới 622 nghìn cổ phiếu trong khi dư mua là 235 nghìn cổ phiếu.

Dù GEX cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi “bão Covid-19" khi tính chung qua 3 tháng vẫn đang mất hơn 8,5% giá trị. Nhưng cổ phiếu này hiện đang trên đà phục hồi khi lấy lại đc hơn 8,2% giá trị chỉ qua 1 tháng.

GEX hồi phục chậm hơn nhóm cổ phiếu chủ chốt trên sàn chứng khoán bất chấp đây là một doanh nghiệp được cho là rất tiềm năng với các chỉ số tài chính tốt, hoạt động kinh doanh ổn định và đang sở hữu những thương hiệu hàng đầu ở nhiều lĩnh vực tiềm năng như Cadivi thiết bị điện, Melia khách san, logistics, nước sạch, Viglacera…

Ông Nguyễn Văn Tuấn chưa từng sở hữu cổ phần tại Gelex.

Ông Nguyễn Văn Tuấn chưa từng sở hữu cổ phần tại Gelex.

Được biết, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (vừa đăng kí 15 triệu cổ phiếu GEX).

Theo thông tin công bố, ông Nguyễn Văn Tuấn dự kiến giao dịch từ ngày 26/5 đến ngày 24/6 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Với mức gía cổ phiếu hiện tại, dự kiến Chủ tịch Gelex chi khoảng 255 tỉ đồng để thực hiện giao dịch này.

Trước giao dịch, ông Nguyễn Văn Tuấn chưa từng sở hữu cổ phần tại Gelex. Nếu giao dịch thành công, ông Tuấn sở hữu 15 triệu cổ phiếu GEX, tương đương hơn 3% vốn điều lệ của công ty. Trong lịch sử ông Tuấn cũng chưa từng giao dịch cổ phiếu GEX.

Trước đây, nhóm đầu tư kín tiếng mà đại diện bởi ông Nguyễn Văn Tuấn bắt đầu nổi lên sau vụ mua trọn hơn 122 triệu cổ phiếu GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (tương đương hơn 78,7% vốn điều lệ) trị giá hơn 2 ngàn tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn chứng khoán UPCOM trong vòng 30 phút sau mở cửa phiên giao dịch ngày 25/12/2015. Đây là số cổ phần mà Bộ Công thương thoái vốn.

Hơn 2 năm sau đó, đầu 2018, giới đầu tư biết đến ông chủ trẻ tuổi đằng sau thương vụ ngàn tỷ chấn động. Ngày 3/1/2018, HĐQT Gelex đã có quyết định bầu ông Nguyễn Văn Tuấn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty. Mặc dù là chủ tịch nhưng ông Tuấn không sở hữu 1 cổ phiếu nào của Gelex.

Nguồn: [Link nguồn]

“Biệt phủ” 200 tỷ choáng ngợp tiết lộ độ chịu chơi của đại gia xứ Nghệ

Ông Cường đã tuyển 50 thợ giỏi từ Bắc Ninh sang Trung Quốc tham quan, học hỏi để về xây dựng công trình của mình sao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN