Uống rượu ngâm hạt cau khô ngày cận Tết, một quý ông vật vã, tím tái toàn thân

Người nhà anh N. cho biết, sau khi anh N. 38 tuổi uống hơn 300ml rượu ngâm hạt cau khô, sau khi uống rượu, bệnh nhân vã mồ hôi, bị kích thích, vật vã, tím tái toàn thân.

Ngày 16/1, BV Trung ương Thái Nguyên cho biết, ngày 14/1/2020, khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận bệnh nhân nam Hoàng Văn N (38 tuổi), địa chỉ tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Anh N. vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn sau khi nghi ngờ do uống rượu ngâm hạt cau khô.

Anh N. vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn sau khi nghi ngờ do uống rượu ngâm hạt cau khô.

Anh N. vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn sau khi nghi ngờ do uống rượu ngâm hạt cau khô.

Theo thông tin người nhà kể lại, bệnh nhân có uống hơn 300ml rượu ngâm hạt cau khô, sau khi uống rượu, bệnh nhân vã mồ hôi, bị kích thích, vật vã, tím tái toàn thân và được người nhà đưa vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Cấp cứu.

Theo THS.BS. Lê Duy Đạo, Phó Trưởng khoa Cấp cứu cho biết, bệnh nhân vào viện trong tình trạng lơ mơ, da lạnh và tím tái toàn thân, vã mồ hôi, vệ sinh không tự chủ được, đồng tử hai bên co nhỏ, không mạch, không huyết áp và nhịp tim rời rạc.

Sau đó, bệnh nhân được các Bác sĩ cấp cứu hồi sức tích cực, đặt nội khí quản, dùng thuốc và thở máy rửa dạ dày. Sau khi cấp cứu, đến nay bệnh nhân đã tỉnh táo, qua cơn nguy kịch, ăn uống và sinh hoạt trở lại bình thường.

Dự kiến, từ 1 đến 2 ngày nữa bệnh nhân sẽ ra viện.

ThS.BS. Lê Duy Đạo, Phó Trưởng khoa Cấp cứu khuyến cáo, rượu cau là một loại thuốc được lưu truyền trong dân gian cực kì hiệu quả trong việc sử dụng để chữa các bệnh về răng và lợi.

Vì vậy, người dân không nên tự uống, chỉ sử dụng ngậm rượu sau khi pha loãng, nếu dùng với số lượng nhiều sẽ gây ra ngộ độc.

Những người lạm dụng rượu, bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Đáng lưu ý, nhiều người vẫn sai lầm cho rằng, uống rượu “xịn”, uống bia không hại gan nhưng thực chất dù rượu, bia “xịn” thì vẫn là gánh nặng cho gan. Còn theo các chuyên gia về tiêu hóa, các năm trước thời điểm trước và sau Tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia tăng cao, trong đó chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa, men gan tăng, viêm gan, xơ gan, viêm tụy… Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng lạm dụng rượu kéo dài nhiều năm. Cá biệt có nhiều bệnh nhân ra vào viện 9 - 13 lần do xuất huyết tiêu hóa. Các bác sĩ khuyến cáo, rượu là tác nhân hàng đầu gây viêm gan (biểu hiện tăng men gan), gan nhiễm mỡ lâu ngày dẫn đến xơ gan, rồi biến chứng hôn mê gan…

Nguồn: [Link nguồn]

Truyền 15 lon bia cứu sống người đàn ông nguy kịch do ngộ độc rượu

Sau khi truyền 15 lon bia (gần 5 lít) kết hợp việc lọc máu, điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ngộ độc rượu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN