Nữ sinh nguy kịch sau 10 ngày dùng thuốc nam

Đây là một trường hợp bệnh nhân được tiên lượng rất nặng, có nguy cơ tử vong rất cao.

Trung tâm Y tế huyện Yên Lập, Phú Thọ vừa tiếp nhận một bệnh nhân tên L.T.L 15 tuổi vào viện trong tình trạng đau đầu chóng mặt nhiều, mệt mỏi, sốt cao 39,5°C, ho khan, đau bụng quanh rốn.

Qua khai thác được biết ở nhà bệnh nhân đã tự ý điều trị bằng thuốc lá cây ngày thứ 10. Trước đó, người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh và không có yếu tố dịch tễ về bệnh truyền nhiễm.

Bệnh nhân đã hồi phục và thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân đã hồi phục và thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Ảnh: BVCC.

Các bác sỹ nhanh chóng cho người bệnh thở oxy, thiết lập đường truyền tĩnh mạch và theo dõi các chỉ số sinh tồn.

Nữ sinh  được chẩn đoán xác định là sốc nhiễm khuẩn đường vào hô hấp/suy gan cấp do ngộ độc thuốc nam, bác sỹ tiến hành đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, tiếp tục sử dụng thuốc vận mạch, bù nước điện giải, kháng sinh, corticoid,.. và theo theo dõi sát toàn trạng người bệnh.

Đây là một trường hợp bệnh nhân được tiên lượng rất nặng, có nguy cơ tử vong rất cao, Bác sỹ tiến hành giải thích tình trạng người bệnh cho gia đình người bệnh cần phải chuyển tuyến trên điều trị.

Do điều kiện gia đình người bệnh khó khăn không có điều kiện chuyển tuyến gia đình xin tiếp tục ở khoa điều trị.

Sau 5 ngày, bằng các biện điều trị tích cực, chăm sóc toàn diện, sức khỏe người bệnh ổn định hơn, đã cắt sốt và tự thở (không cần hỗ trợ thở oxy).

Sau 12 ngày điều trị toàn trạng bệnh nhân ổn định, ăn ngủ bình thường, kết quả chụp XQ phổi bình thường, xét nghiệm máu bình thường, bệnh nhân được chỉ định ra viện.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Đinh Xuân Hạnh, Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống độc, sử dụng thuốc nam không đúng cách có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc, suy gan thận cấp ngay từ ngày đầu tiên uống hoặc ngấm dần vào cơ thể.

Sau 10-20 ngày hoặc lâu hơn, người bệnh mới có biểu hiện ngộ độc.

Thành phần thuốc có thể chứa nhiều chất độc hại dễ tạo phản ứng, ảnh hưởng nhanh và trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể.

Ở mức độ nhẹ, thuốc gây các rối loạn đường tiêu hóa như nôn, đau bụng, chán ăn… Nặng hơn nữa, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nhiễm độc như tan máu, suy thận, viêm gan nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh dẫn đến rối loạn ý thức hôn mê hay liệt tứ chi.

Do đó, bác sĩ Hạnh khuyến cáo ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường đầu tiên, người bệnh cần ngưng thuốc và đến bệnh viện thăm khám. Trên thực tế, nhiều trường hợp bị suy thận nặng tới mức phải chạy thận nhân tạo do ngộ độc thuốc nam.

 Ở trẻ em, ngộ độc thuốc nam gây kém phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi, liệt, co cứng, giảm thị lực…, ảnh hưởng đến kết quả học tập, tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Đắp thuốc nam chữa bỏng, hai bàn chân bé 17 tháng tuổi bị nhiễm trùng nặng

Sau 6 ngày đắp thuốc nam để chữa bỏng độ II, độ III, 2 bàn chân bé trai bị nhiễm trùng nặng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN