Tự hủy hoại lá gan, bụng căng phồng vì uống thuốc nam gia truyền

Bà B.T.H, 63 tuổi, có địa chỉ tại Nam Định được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng mệt mỏi, kém ăn, bụng chướng tăng dần, 2 chân phù thấy rõ.

Chồng của bệnh nhân H. cho biết, vợ ông bị xơ gan do biến chứng viêm gan B từ cách đây 2 năm

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vừa cho biết, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân tự hủy hoại lá gan của mình do uống thuốc nam gia truyền.

Đó là bà B.T.H, 63 tuổi, có địa chỉ tại Nam Định được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng mệt mỏi, kém ăn, bụng chướng tăng dần, 2 chân phù thấy rõ.

Qua điều tra bệnh sử, chồng của bệnh nhân H. cho biết, vợ ông bị xơ gan do biến chứng viêm gan B từ cách đây 2 năm. Tuy nhiên, vì tình trạng xơ gan còn nhẹ nên được về nhà điều trị.

Bệnh nhân H. được chẩn đoán viêm gan mạn tính tiến triển xơ gan giai đoạn cuối.

Bệnh nhân H. được chẩn đoán viêm gan mạn tính tiến triển xơ gan giai đoạn cuối.

Trong thời gian này, gia đình ông nghe hàng xóm mách rằng, có một nhà thuốc ở Hòa Bình chuyên chữa dạ dày và gan rất tốt, thậm chí nhiều người ở miền Nam còn lặn lội ra đây mua thuốc điều trị nên nhà ông cũng thử tìm đến cắt thuốc.

"Tôi nghe nói rằng, người bốc thuốc đã tốt nghiệp trung cấp đông y. Hàng xóm cũng bảo có nhiều người dùng thuốc nam khỏi hẳn được bệnh viêm gan nên gia đình tin theo", chồng bà H. chia sẻ.

Loại thuốc mà bệnh nhân H. đã mua ở cơ sở này có liều dùng 15 thang/tháng và chi phí cho mỗi thang là 60 ngàn đồng.

Đặc biệt, trong quá trình uống thuốc nam, bà H. đã dừng hẳn thuốc kháng virus được bác sĩ chỉ định.

Theo BS Nguyễn Thị Thu Huyền, khoa Viêm gan, bệnh nhân H. có tiền sử viêm gan B nhiều năm nay. Bệnh nhân có điều trị bằng thuốc kháng virus nhưng không đều và 1 năm trở lại đây thì bỏ hẳn thuốc.

Thời điểm nhập viện, bệnh nhân H. được chẩn đoán viêm gan mạn tính tiến triển xơ gan giai đoạn cuối còn gọi là xơ gan mất bù. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân bỏ thuốc kháng virus để điều trị bằng thuốc nam.

Đối với bệnh nhân H., các bác sĩ chỉ định uống thuốc kháng virus, hỗ trợ thải độc gan. Ngoài ra, vì bà H. bị cổ trướng nên cần phải tiếp tục theo dõi nước tiểu và điều chỉnh các thuốc lợi tiểu, đồng thời điều trị dịch ổ bụng của người bệnh.

Với trường hợp này, phải nhất 2-4 tuần nữa, với điều kiện bệnh nhân điều trị tốt và đáp ứng thuốc, hết dịch ổ bụng và chức năng gan được cải thiện thì bệnh nhân mới được xuất viện.

Theo các bác sĩ,đối với việc sử dụng thuốc nam, thuốc đông y, cần phải đến các cơ sở uy tín để tránh tình trạng thuốc bị trộn lẫn các hóa chất độc hại, chất cấm gây ra biến chứng khi người bệnh sử dụng.

Với những người bệnh cao tuổi nhập viện đa phần đều không tìm hiểu tiếp cận được thông tin của thuốc nam mà mình sử dụng. Cùng với đó, bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính phải sử dụng thuốc tây lâu dài nên gánh nặng về kinh tế buộc họ phải tìm đến thuốc nam với giá thành rẻ.

Các thuốc nam được pha trộn dễ dàng cho người bệnh sử dụng, giảm triệu chứng nhanh hơn thuốc tây. Sau đó, khi bị các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh mới phải nhập viện trong tình trạng nặng.

Nguồn: [Link nguồn]

Thêm nạn nhân kiểu ”nhà tôi 3 đời chữa bệnh” nhập viện vì suy gan, thận

Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận cụ bà, 73 tuổi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, kèm theo tổn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN