Dấu hiệu ngộ độc rượu trong ngày Tết không nên bỏ qua

Biểu hiện ngộ độc rượu gồm: bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, tê yếu chân tay hoặc tê yếu một bên mặt, nói ngọng khi đã tỉnh táo, thở khò khè.

Bộ Y tế cho biết, ngộ độc rượu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ (là không kiềm chế kiểm soát được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng không vững…) đến ngộ độc nặng (bị nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu).

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đa phần những trường hợp ngộ độc methanol là do uống phải loại rượu trắng “3 không” (không nhãn mác, không nguồn gốc, không rõ thành phần) trôi nổi ngoài thị trường.

Vì lợi nhuận, người sản xuất đã pha cồn công nghiệp vào rượu. Điều đáng nói, ngộ độc methanol do uống phải rượu giả khiến người uống không biết và nghĩ rằng bị say rượu. Thậm chí, biểu hiện khi ngộ độc rượu methanol lại chậm và âm thầm nên phần lớn bệnh nhân đến viện muộn, khi đã bị tổn thương não, mắt. Mặt dù được điều trị tích cực, song tỷ lệ tử vong vẫn chiếm 30-50%. Nếu bệnh nhân không tử vong cũng dễ bị di chứng mù mắt, hoặc di chứng ở não, gan...

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, tùy cơ địa từng người sẽ có những phản ứng khác nhau, khi uống rượu chứa methanol. Có người sau khi uống có biểu hiện say rượu thông thường. Thậm chí, có thể sau 2 ngày, người uống mới xuất hiện biểu hiện ngộ độc. Đặc biệt, methanol được chuyển hóa và thải trừ rất chậm. Nếu bị ngộ độc mà bệnh nhân không tử vong, thì methanol có thể vẫn còn phát hiện thấy trong cơ thể tới 8 ngày sau khi uống rượu.

Vì vậy, nếu để methanol tồn tại trong cơ thể giờ nào, thì chất độc này chuyển dần thành axit formic gây tổn thương mắt và não.

Theo các bác sĩ, ngộ độc rượu có những dấu hiệu rõ rệt hơn. Thời gian chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện.

Biểu hiện gồm: bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, tê yếu chân tay hoặc tê yếu một bên mặt, nói ngọng khi đã tỉnh táo, thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng, ho yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.

Các biểu hiện khác là da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh. Đại tiện, tiểu tiện ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường), nhìn mờ, nhìn một vật thành hai, rối loạn cảm nhận về màu sắc, nôn nhiều,...

Nguồn: [Link nguồn]

Chăm sóc người say rượu bia nhất định phải biết những điều này

Để chăm sóc người say rượu đúng cách, bạn cần nhận biết được các dấu hiệu của ngộ độc rượu, đảm bảo an toàn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ngộ độc rượu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN