Ăn rau sai cách, cô gái 24 tuổi bị tổn thương gan và bài học cảnh báo cho những ai còn giữ thói quen này

Sự kiện: Sống khỏe

Các bác sĩ phát hiện gan của cô gái bị tổn thương do bị nhiễm sán lá gan lớn. Nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn kèm các loại thủy sinh rau sống - tái như rau ngổ, rau muống chẻ, rau cần nước... ở ngoài hàng.

Dù đã được cảnh báo rất nhiều nhưng không ít người vẫn bỏ ngoài tai, vẫn vô tư ăn các loại rau sống, nhất là rau thủy sinh ở ngoài hàng quán để rồi phải nhập viện điều trị. Điển hình gần đây nhất là trường hợp của cô gái trẻ 24 tuổi, tên Thủy, quê Hưng Yên.

Thời gian gần đây, cô Thủy thường xuyên có biểu hiện đau thượng vị lan sang vùng hạ sườn. Ngoài ra, còn có biểu hiện đại tiện máu, vàng mắt, sụt cân, ăn uống không ngon, mất ngủ... gia đình nghĩ đến bệnh về gan nên đã đưa cô đến viện khám.

Tại bệnh viện, các bác sĩ bị nghi ngờ cô mắc bệnh về đường mật. Sau khi làm các xét nghiệm và chụp chiếu chuyên sâu, các bác sĩ phát hiện gan bệnh nhân bị tổn thương do bị nhiễm sán lá gan lớn. Chính điều này đã khiến gan bị tổn thương, từ đó gây đau bụng, vàng mắt, vàng da...

Với sau thủy sinh, các nang trùng của sán lá gan lớn đ phần bám rất chắc vào các loại rau này. Ảnh minh họa

Với sau thủy sinh, các nang trùng của sán lá gan lớn đ phần bám rất chắc vào các loại rau này. Ảnh minh họa

Qua khai thác tiền sử dịch tễ và thói quen sinh hoạt, bệnh nhân cho biết thi thoảng có đi ăn hàng quán, mỗi lần ăn sáng cô đều ăn rau sống - tái, trong đó có các loại rau thủy sinh như rau ngổ, rau muống chẻ, cần nước. 

Theo các bác sĩ, khi bị nhiễm sán lá gan biểu hiện ban đầu thường không đặc hiệu, khó nhận biết. Thậm chí, nhiều trường hợp khi có biểu hiện thì nhầm lẫn sang bệnh khác.

Với sán lá gan, biểu hiện khi còn nhẹ thường chỉ là thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn. Trường hợp nặng hơn có thể có cơn đau quặn bụng, đôi khi đau dữ dội, thậm chí là bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, viêm đường mật…

Hiện sau thời gian điều trị, nữ bệnh nhân đã giảm các tình trạng vàng mắt, vàng da, ăn uống ngon miệng hơn.

Người bị nhiễm sán lá gan nguy hiểm như thế nào? 

Theo các bác sĩ, sán lá gan ở người là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Gỏi là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Ảnh minh họa

Gỏi là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Ảnh minh họa

- Đối với sán lá gan lớn, sau khi vào dạ dày, tá tràng, các vỏ nang trùng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Các ấu trùng này xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi di chuyển đến sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Trong quá trình ký sinh ở gan, sán lá gan tiết ra các chất độc làm phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. 

Sau khoảng 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể chui vào đường mật, tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong một khoảng thời gian rất dài. Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Một số ít trường hợp, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ và gây bệnh ở một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,...

- Đối với sán lá gan nhỏ, sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật. Từ khi ăn phải nang trùng đến khi sán trưởng thành có khả năng đẻ trứng chỉ khoảng trong một tháng. Sán ký sinh trong những ống dẫn mật trong gan, mỗi sán lá gan nhỏ có hai mồm hút, bám chặt trong gan để chiếm thức ăn, gây những tổn thương nghiêm trọng ở gan và ống mật như xơ gan, tắc mật, xơ cứng ống dẫn mật,... Nếu không được điều trị, bệnh sán lá gan nhỏ có thể gây xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, đây là những bệnh lý rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Kiểm soát đường ăn uống để ngăn ngừa sán lá gan

Ngăn ngừa sán lá gan thâm nhập cơ thể thông qua đường ăn uống là điều cần thiết. Để phòng chống sán lá gan ở người phải thực hiện triệt để ăn chín, uống sôi, không ăn các món cá chưa được nấu chín hoàn toàn, đặc biệt là món gỏi cá. 

Đối với các loại rau mọc dưới nước như rau muống, xà lách xoong, rau cần, ngó sen,... các nang trùng của sán lá gan lớn bám rất chắc vào các loại rau này, nên dù có rửa kỹ bằng nước cũng rất khó loại trừ hoàn toàn nang sán. Để đảm bảo an toàn, các loại rau này cần nấu chín trước khi ăn.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đái tháo đường có nên ăn rau dền không?

Một số bệnh nhân đái tháo đường thường tự tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội hoặc chỉ dẫn cho nhau không nên ăn rau dền vì không tốt cho thận, do lo ngại biến chứng đái...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN