Uống nước buổi sáng giúp kéo dài tuổi thọ, nhưng 5 loại nước này được khuyến cáo không nên

Sự kiện: Sống khỏe

Một cốc nước buổi sáng, ngay sau khi thức dậy là cần thiết, nhưng không phải bất cứ loại nước nào cũng phù hợp để uống vào thời điểm này

Y học Trung Quốc có câu: "Buổi sáng một cốc nước, bệnh tật sẽ không bao giờ tìm đến". Trong 7-8 tiếng ngủ, chúng ta không ăn, không uống nhưng các chức năng cơ thể vẫn hoạt động bình thường, làm mất nước thông qua hơi thở, nhu động ruột... Lúc này, việc bổ sung một cốc nước là rất cần thiết để bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Sau một đêm ngủ, thức ăn vào cơ thể con người đã được tiêu hóa gần hết. Việc bổ sung khoảng 200-300ml nước lọc ấm dưới 40 độ C kịp thời vào buổi sáng có thể rửa sạch cặn thức ăn bám trên thành dạ dày, giúp làm sạch đường tiêu hóa, ngăn ngừa chứng xuất hiện táo bón.

Việc mất nước khi ngủ cũng sẽ làm tăng độ nhớt của máu, bổ sung nước vào buổi sáng có thể giúp làm loãng máu, giảm độ nhớt của máu, ngừa tăng huyết áp, có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa tai biến tim mạch.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, không phải bất cứ loại nước nào cũng phù hợp để uống vào thời điểm này. 5 loại nước sau đây được khuyến cáo không nên uống ngay sau khi thức dậy buổi sáng vì rât hại cơ thể:

Nước đun sôi để quá lâu

Nước đun sôi để quá lâu có thể là môi trường tích tụ của bụi bẩn và vi khuẩn. Hơn nữa, các chất hữu cơ chứa nitơ trong nước sẽ liên tục bị phân hủy thành nitrit. Sau khi uống loại nước này, nitrit liên kết với hemoglobin, ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy của máu.

Do đó, nước sôi để lâu ngày, còn sót lại trong phích quá lâu thì không nên dùng. Nước lọc tốt nhất chỉ nên uống trong 24 giờ sau khi đun.

Nước trái cây

Ai cũng tưởng rằng nước trái cây rất tốt cho sức khỏe nên uống lúc nào cũng được. Tuy nhiên, buổi sáng khi vừa thức dậy không phải là thời điểm thích hợp cho việc này. Bởi vì trong quá trình ép trái cây, nhiều đường fructose và glucose sẽ được giải phóng, dễ dàng thúc đẩy cơ thể hấp thụ và sử dụng, từ đó làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài việc dễ gây béo phì, phù nề, mệt mỏi, bệnh tiểu đường thì còn dễ gây biến chứng đường huyết nguy hiểm.

Uống nước quá nóng hoặc quá lạnh

Uống nước quá lạnh có thể gây kích ứng ruột và dạ dày, dễ gây khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Nước quá nóng có thể dễ dàng làm tổn thương thực quản mỏng manh của chúng ta. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng việc uống nước nóng trên 65°C trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản vì vậy những ai đang có thói quen uống nước quá nóng vào buổi sáng nên chú ý khắc phục.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước muối

Một số người cho rằng uống nước muối nhạt rất tốt cho sức khỏe nên đã lạm dụng. Dù chúng ta có thể uống nước muối nhạt trong ngày, nhưng thật sai lầm nếu bạn uống loại nước này khi vừa ngủ dậy. Bởi lúc này máu đã ở trạng thái đặc, nếu uống nước muối sẽ khiến máu thêm đặc hơn, cổ thêm khô hơn, huyết áp cũng tăng cao nhanh, điều đó có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ.

Trà

Trà là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng không nên uống ngay khi thức dậy, bụng rỗng không sẽ rất hại dạ dày. Nhất là nếu đó là trà để qua đêm thì chẳng khác nào thuốc độc. Nếu uống nước trà buổi sáng sớm sẽ gây kết tủa trong dạ dày, cản trở sự hấp thụ chất sắt, dễ làm thương tổn niêm mạc dạ dày.

Thay vào đó, nên uống khoảng 200ml nước lọc sau khi thức dậy. Tốt nhất là chọn nước ấm nhẹ khoảng 30 đến 40 độ C để tốt nhất sức khỏe. Cũng nên uống chậm từng ngụm nhỏ để không gây gánh nặng cho thận và tim, đồng thời giúp giảm cân, thải độc hiệu quả hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Uống nước kiểu này hại gan thận khủng khiếp, 5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang nạp thừa nước, cần điều chỉnh ngay hôm nay

Các nhà khoa học khuyến cáo, cơ thể thiếu nước sẽ không tốt nhưng bạn cũng chỉ nên tiêu thụ nước với liều lượng vừa và đủ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN