90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến "món" cả triệu người Việt nghiện

Sự kiện: Ung thư

Tại Việt Nam, sau ung thư gan, ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ hai ở cả nam và nữ. Theo nhiều nghiên cứu 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan tới khói thuốc lá. Trong khói thuốc lá có 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Ung thư phổi hay ung thư phế quản là bệnh lý ác tính phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Bệnh hiện đứng thứ 2 trong số 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta (xếp sau ung thư gan).

GS. TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm. Dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, song tiên lượng bệnh vẫn còn dè dặt.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi chưa rõ ràng song người ta tìm thấy mỗi liên hệ giữa một số yếu tố với bệnh lý ác tính này.

Thuốc lá

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Tỉ lệ ung thư phổi tăng lên theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày. Tỉ lệ ung thư phổi ở người nghiện thuốc lá cao hơn rất nhiều. 90% các trường hợp ung thư phổi là ở người nghiên thuốc lá.

Trong khói thuốc lá có đến hơn 40 chất có khả năng gây ung thư đó là các Hydrocarbure thơm đa vòng (như: 3-4 Benzopyren, Dibenzanthracen), Polonium 40 và Sélénium trong giấy cuốn thuốc lá. Hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi lên 13 lần. Hút thuốc thụ động trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ.

Ô nhiễm không khí

Do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.

Nghề nghiệp

Công nhân làm việc ở một số mỏ mỏ kền, mỏ phóng xạ… hay làm việc trong một số ngành công nghiệp hóa dầu, khí đốt, nhựa… có nguy cơ ung thư phổi cao hơn.

Di truyền

Chưa được chứng minh nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gene.

Các bệnh ở phế quản phổi

Sẹo cũ của các tổn thương phổi.

Lao phổi cũ: nhiều trường hợp ung thư phổi phát triển trên sẹo lao phổi cũ đã được phát hiện.

Một số yếu tố khác:

Giới: Nam giới mắc ung thư phổi nhiều hơn nữ giới có lẽ do nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ giới.

Tuổi: Thường gặp nhiều nhất ở tuổi 40-60, dưới 40 tuổi ít gặp và trên 70 tuổi tỉ lệ cũng thấp.

TS.BS Nguyễn Khắc Kiểm, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện K Trung ương cho hay, thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan tới khói thuốc lá. Trong khói thuốc lá có 3-4 benzopyzen là chất gây ung thư.

Tại bệnh viện K, ghi nhận không ít những bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong nhiều năm. Một số bệnh nhân không hút thuốc lá nhưng có hút thuốc lào cũng là tăng nguy cơ ung thư phổi.

Theo TS Kiểm, sau khói thuốc thì môi trường làm việc là yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh ung thư phổi. Đặc biệt, môi trường làm việc có nhiều khói, bụi có nguy cơ cao dẫn tới ung thư phổi. Ví dụ, công nhân làm trong môi trường nhà máy luyện thép, ni-ken, crom và khí than, bụi kim loại.

Ngoài ra, bộ số công nhân làm việc tại các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon. Đây là tác nhân dẫn tới căn bệnh ung thư phổi sớm.

Nguồn: [Link nguồn]

Dấu hiệu từ bàn tay cảnh báo ung thư phổi, đừng chủ quan kẻo ”hối không kịp”

Ung thư phổi là bệnh phổ biến thứ 2 trong 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới nước ta song biểu hiện bệnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quảng An ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN