CEO Phương Hằng nói Thủy Tiên dùng thủ thuật sao kê, "tạm khóa báo có": Khi nào chủ tài khoản "tạm khóa báo có"?

Sao kê tài khoản, tạm khóa báo có,… là những nghiệp vụ ngân hàng được nhiều người quan tâm. Các nghiệp vụ này được Ngân hàng Nhà nước quy định rất rõ ràng. Vậy, khi nào thì chủ tài khoản thực hiện tạm khóa báo có?

Thời gian gần đây các từ khóa “sao kê tài khoản” và "tạm khoá báo có" được cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm. Với khái niệm “sao kê tài khoản”, đa số người sử dụng tài khoản ngân hàng đều có thể hiểu,  tuy nhiên với khái niệm "tạm khoá báo có" thì không phải ai cũng có nghiệp vụ để hiểu đúng về khái niệm này.

Từ khóa “sao kê tài khoản” và "tạm khoá báo có" được cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm trong thời gian qua

Từ khóa “sao kê tài khoản” và "tạm khoá báo có" được cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm trong thời gian qua

Tạm khóa báo có là gì?

Chia sẻ với phóng viên, một cán bộ ngân hàng cho biết, tạm khoá báo có là hình thức tạm khoá tài khoản 1 phần, nghĩa là tài khoản ấy sẽ không nhận được bất kì giao dịch nhận tiền nào trong thời gian tạm khoá, nhưng người khác vẫn chuyển tiền vào tài khoản đó được và tiền chuyển đó sẽ được lưu giữ trong 1 tài khoản trung gian (tài khoản phụ) cho đến khi tài khoản chính mở khoá thì tiền từ tài khoản trung gian sẽ tự động chuyển vào tài khoản chính.

Trên thực tế, những nghiệp vụ này được Ngân hàng Nhà nước quy định rất rõ ràng và chặt chẽ tại các văn bản quy định về thanh toán của hệ thống.

Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán, khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Nhìn chung các ngân hàng đều có quy định giống nhau về các nghiệp vụ này, chỉ khác về hình thức trình bày, phí dịch vụ.

Tiền chuyển vào tài khoản sẽ ra sao?

Khi tài khoản tạm khoá báo có, tài khoản này sẽ không thể nhận được tiền chuyển vào cho đến khi mở trở lại. 

Trong thời gian tài khoản tạm khóa báo có, tiền từ tài khoản khác vẫn có thể chuyển vào nhưng tạm treo

Trong thời gian tài khoản tạm khóa báo có, tiền từ tài khoản khác vẫn có thể chuyển vào nhưng tạm treo

Trong thời gian tài khoản đang trong trạng thái "tạm khóa báo có", người khác chuyển tiền vào tài khoản này sẽ không ghi có vào tài khoản mà bị treo lên và sẽ được hoàn về tài khoản người chuyển có thể trong ngày hoặc vài ngày tuỳ thuộc vào từng ngân hàng nếu chủ tài khoản không đồng ý nhận. Tuy nhiên nếu chủ tài khoản đồng ý nhận thì có thể mở khoá ra để nhận. Ngoài ra, khi Ngân hàng quản lý tài khoản nhận được báo có tiền về cũng sẽ chủ động liên hệ với khách hàng để thông báo về các khoản tiền này.

Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong thời gian tạm khóa báo có, chủ tài khoản vẫn được phép chuyển tiền/rút tiền bình thường.

Như vậy, nếu người chuyển vẫn tiếp tục đồng ý chuyển và tài khoản được mở trở lại thì những khoản tiền chuyển trong thời gian tạm khoá tài khoản vẫn có thể tiếp tục được ghi nhận.

Khi nào thì chủ tài khoản thực hiện tạm khóa báo có?

Theo một cán bộ ngân hàng, tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Một số chuyên viên ngân hàng khác cũng cho rằng, tùy theo nhu cầu riêng mà khách hàng có thể yêu cầu tạm khóa báo có tài khoản. Thông thường các lý do thường được khách hàng đưa ra để đề nghị tạm khoá báo có tài khoản là thẻ bị mất cắp, phát hiện các cuộc mạo danh... Ngoài ra, khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý, hoặc khi phía ngân hàng phát hiện lỗi giao dịch thì tài khoản cũng có thể tạm khóa.

Việc tạm khoá tài khoản cũng khá đơn giản, có thể thực hiện ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử, gọi lên tổng đài và xác thực thông tin, đề nghị ngân hàng khoá tạm thời,...

Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN về Hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Điều 16. Tạm khóa tài khoản thanh toán

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Nguồn: [Link nguồn]

Thủy Tiên - Công Vinh công khai 18.000 trang sao kê, fanpage Vietcombank lại bị dân mạng ”tấn công”

Cho rằng bản sao kê "không thuyết phục", nhiều cư dân mạng đã tràn vào trang fanpage của ngân hàng Vietcombank để lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN