Giữa bão Covid-19, bất ngờ với lợi nhuận tăng vọt 3,5 lần của một ngân hàng

Giữa bức tranh chung sụt giảm, lợi nhuận của một số ngân hàng vẫn tăng tốt.

Trong quý I/2020, lợi nhuận nhiều ngân hàng có xu hướng đi xuống rõ rệt. Theo báo cáo tài chính quý I của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đã sụt giảm 7% so với cùng kỳ, đạt 988 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý này là 785 tỷ đồng. Như vậy, Sacombank đã để tuột mốc lợi nhuận nghìn tỷ.

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) quý I/2020 giảm 13,8 tỷ đồng, tương đương 23,25% so với cùng kỳ, xuống còn 45,5 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này sụt giảm 11,14% so với cùng kỳ, chỉ đạt 5.222 tỷ đồng.

Trong khi đó, nợ quá hạn tính đến 31/3/2020 tại Vietcombank đã vượt 11.250 tỷ đồng, tăng 2.886 tỷ đồng, tương đương với 34,5% so với cuối năm 2019.

Trong bảng cơ cấu nợ, nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) có tốc độ tăng mạnh nhất 2.498 tỷ đồng, lên gần 5.059 tỷ đồng, tức gần 97,6%. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm nhẹ từ gần 4.530 tỷ đồng xuống còn hơn 4.450 tỷ đồng.

Trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đến gần 40% so với thời điểm ngày 31/12/2019, từ hơn 10.416 tỷ đồng lên 14.548 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán (SSI), do tình hình dịch COVID-19 ngày càng phức tạp kể từ tuần thứ hai của tháng 3 nên ước tính tác động của dịch bệnh đối với kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng trong quý đầu năm là không lớn. Ngoại trừ một số ngân hàng lựa chọn chủ động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trước để có thêm nguồn dự trữ trong tương lai.

Trái ngược với xu hướng trên, nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý I với kết quả lợi nhuận tăng vọt so với cùng kỳ năm trước.

Điển hình là Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) công bố báo cáo tài chính quí I/2020 với tăng trưởng tín dụng ở mức khá 5,3% đạt 44.868 tỉ đồng, tổng tài sản ngân hàng tăng 3,2% lên 78,897 tỉ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng có mức tăng cao hơn 6,6% với 50.539 tỉ đồng. Tăng trưởng cho vay 5,3%, thu nhập lãi thuần của VietABank tăng tới gần 35% mang về 210 tỉ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tăng mạnh đạt 15,6 tỉ đồng từ mức lỗ trước đó. Hoạt động đầu tư chứng khoán cũng ghi nhận lãi thuần tăng đột biến 16,7 tỉ đồng (tăng 16,2 tỷ đồng so với trước đó).

Lợi nhuận quý I của VietABank tăng đột biến

Lợi nhuận quý I của VietABank tăng đột biến

Như vậy, lãi quý I của VietABank đã gấp 3,5 lần cùng kì năm trước với gần 81 tỉ đồng.

Bên cạnh những mảng tăng trưởng tốt, hoạt động dịch vụ của ngân hàng cho kết quả kém sắc khi ghi nhận lỗ tới 6,3 tỉ đồng trong khi cùng kì năm trước lỗ 2,9 tỉ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm tới 99%.

Một ngân hàng khác là ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) có lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý I đạt 2.912 tỉ đồng, tăng hơn 63% so với cùng kì năm 2019. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng riêng lẻ là 2.074 tỉ đồng và của công ty FE Credit là 917 tỉ đồng.  Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.314 tỉ đồng, tăng 62,7%.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá vàng hôm nay 22/04: Nhà đầu tư hoảng loạn sau cú sốc giá dầu, vàng biến động thế nào?

Đêm qua, giá vàng thế giới giảm sâu xuống đáy, đến sáng nay vàng lại hồi phục, đảo chiều tăng nhẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Trang ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN