Xây dựng Hòa Bình sa sút, ôm hơn 11.000 tỷ đồng tiền phải thu

Sự kiện: Kinh Doanh

Cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình hiện đang ở mức giá thấp nhất kể từ 2017.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh Quý II, doanh thu của HBC tăng trưởng 12,5% lên 5.234 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm sốc 68% xuống còn 51 tỷ đồng. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng quá mạnh. 

Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của HBC đạt 9.032 tỷ đồng và lãi sau thuế 172 tỷ đồng, sụt giảm 42% so với cùng kỳ năm 2018. 

Không chỉ lợi nhuận giảm sút, điều đáng lo ngại với Xây dựng Hòa Bình là các khoản phải thu đang rất lớn. Cụ thể, đến thời điểm 30/6/2019, khoản phải thu ngắn hạn của Hòa Bình lên tới 11.246 tỷ đồng, chiếm tới 83% tài sản ngắn hạn và 70,6% tổng tài sản. 

Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là 5.526 tỷ đồng, phải thu theo tiến độ hợp đồng là 4.743 tỷ đồng và dự phòng khó đòi là 389 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đang vay nợ ngân hàng 4.479 tỷ đồng. 

Khoản phải thu lớn đang là một rủi ro lớn của Xây dựng Hòa Bình

Khoản phải thu lớn đang là một rủi ro lớn của Xây dựng Hòa Bình

Khoản phải thu lớn là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Hiện tại, Hòa Bình vẫn đang hạch toán doanh thu theo tiến độ - tức làm đến đâu hạch toán đến đó kể cả trong trường hợp chưa thu được tiền.  Còn đại gia xây dựng cùng ngành là Coteccons thì ghi nhận doanh thu khi bàn giao nghiệm thu công trình, xuất hoá đơn.

Vì vậy, Hòa Bình có tỷ lệ rủi ro từ khoản phải thu cao hơn nhiều so với Coteccons. Hiện khoản phải thu của HBC đang gấp hơn ba lần chủ sở hữu và vòng quay khoản phải thu là gần 1 năm. 

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HBC

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HBC

Nếu trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng và thậm chí chỉ cần gặp khó khăn hay sự bế tắc vốn của đối tác thì rủi ro về thanh khoản vốn sẽ rất lớn đối với các doanh nghiệp này. 

Đánh giá về HBC trong năm 2019, Chứng khoán Bảo Việt vẫn ghi nhận triển vọng tích cực về lượng hợp đồng ký mới và doanh thu, nhưng cũng lưu ý doanh nghiệp này về việc cải thiện chất lượng khoản phải thu. Ngoài ra, BVSC cũng cho rằng HBC sẽ phải đối mặt với rủi ro về chi phí nguyên vật liệu và nhân công tiếp tục tăng cao, thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn dự kiến.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HBC đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017. Chốt phiên 13 tháng 8, HBC dừng tại 13.700 đồng/cổ phiếu, vốn hóa doanh nghiệp chỉ còn 3.160 tỷ đồng. 

Đi vay 100 tỷ qua trái phiếu, chuỗi cầm đồ F88 ”mơ” lãi ngàn tỷ sau 2 năm

F88 lên kế hoạch kinh doanh “khủng“ trong thời gian 2 năm tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN