Vì sao hàng loạt đại gia Việt nhảy vào bán đồng hồ?

Nhiều ông lớn ngành bán lẻ chính thức gia nhập thị trường đồng hồ thời trang - miếng bánh ngon còn bỏ ngỏ.

Thế giới di động “chen chân” vào thị trường đồng hồ thời trang

Từ ngày 8 tháng 3/2019, các loại đồng hồ thời trang bắt đầu xuất hiện trên trang web của chuỗi cửa hàng điện thoại Thế giới di động, chính thức ghi nhận một “tay chơi” mới trong lĩnh vực phân phối đồng hồ thời trang. Thế giới di động của đại gia Nguyễn Đức Tài (Chủ tịch HĐQT) được biết đến là một nhà bán lẻ lớn của Việt Nam trong các lĩnh vực như điện thoại, điện máy, hàng tiêu dùng.

Theo ghi nhận, các thương hiệu đồng hồ mà Thế giới di động đang bán là Fossil, Micheal Kors, Daniel Wellington, Casio, Mini Focus, Megir… và hầu hết đều có giá dưới 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, chuỗi bán lẻ này cũng tiếp tục phân phối các sản phẩm đồng hồ thông minh của Apple, Samsung…

Vì sao hàng loạt đại gia Việt nhảy vào bán đồng hồ? - 1

Thế giới di động bất ngờ mở bán đồng hồ thời trang

Trước Thế giới di động, nhiều ông lớn ngành bán lẻ hàng tiêu dùng, thời trang đã gia nhập thị trường đồng hồ được đánh giá là đầy tiềm năng này.

Cụ thể, từ năm 2012, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ đã mở bán thử nghiệm đồng hồ tại các cửa hàng trang sức của mình. Công ty này chính thức đẩy mạnh mảng kinh doanh này kể từ 2018 và 2019 bằng việc mở ra các chuỗi cửa hàng PNJ Watch. Phân khúc mà PNJ hướng đến cũng đa dạng từ bình dân đến cao cấp.

Trong khi đó, một chuỗi bán lẻ vàng bạc trang sức khác là DOJI cũng nhảy vào thị trường này từ cuối năm 2018. Tuy nhiên, hiện DOJI vẫn đang trong quá trình thử nghiệm với số lượng đồng hồ và thương hiệu này còn ít và hạn chế.

Ngoài ra, thị trường đồng hồ thời trang còn ghi nhận một vài cái tên có thương hiệu như Đăng Quang Watch… Tuy nhiên, các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ và chợ đồng hồ vẫn đang chiếm lượng thị phần không nhỏ trong phân khúc bình dân và phổ thông.

Thị trường tiềm năng, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn

Theo số liệu từ CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận vào năm 2018, thị trường đồng hồ tại Việt Nam có giá trị khoảng 17.000 tỷ đồng. Đây là một miếng bánh hấp dẫn và đầy tiềm năng cho các đại gia bán lẻ. Mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng là lớn, nhưng thị trường đồng hồ ở Việt Nam được cho là bát nháo do tình trạng sản phẩm giả xuất hiện tràn lan.

Việc thị trường đang thiếu vắng những địa chỉ thực sự đáng tin cậy dành cho phân khúc phổ thông và trung lưu là cơ hội cho những nhà bán lẻ đã xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường.

Vì sao hàng loạt đại gia Việt nhảy vào bán đồng hồ? - 2

Cơ cấu doanh thu và giá vốn mảng đồng hồ, phụ kiện của PNJ trong quý 4 năm 2018

Ngoài ra, theo số liệu tài chính của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng bán đồng hồ, phụ kiện là khá hấp dẫn. Trong quý 4 năm 2018, biên lãi gộp ở mảng này đạt 30%, cao hơn đáng kể so với mảng vàng bạc, đá quý là 18,6%.

Yeah1 khủng hoảng vì Youtube, đại gia nào thua đậm nhất?

Sự cố hợp tác với Youtube đánh bay hàng trăm tỷ đồng của các đại gia đang sở hữu cổ phần tại Yeah1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN