PVOil "cấm" người lao động làm thêm shipper, bán hàng... có trái luật?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo các chuyên gia, Bộ Luật Lao động 2019 cho phép người lao động có thể ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động...

Cấm làm shiper, taxi công nghệ, bán hàng... là yêu cầu vô lý, “thiếu tình người” trong bối cảnh khó khăn. Ảnh: Soha.

Cấm làm shiper, taxi công nghệ, bán hàng... là yêu cầu vô lý, “thiếu tình người” trong bối cảnh khó khăn. Ảnh: Soha.

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) mới đây ra thông báo yêu cầu người lao động không làm thêm những công việc có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 như shiper, taxi công nghệ, bán hàng... và nhấn mạnh: “Nếu thực sự có nhu cầu phải làm thêm các công việc này, nhân viên phải làm đơn xin nghỉ việc để tổng công ty, đơn vị xem xét hỗ trợ một lần theo quy định”.

Tuy nhiên, ngày 15/6, PVOil đã có thông báo về việc thu hồi lại văn bản nêu trên.

Đại diện PVOil cho biết, lý do thu hồi là vì vấn đề họ muốn nhấn mạnh là những việc làm trên có thể tạo ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho chính bản thân người lao động, gia đình của mình cũng như đồng nghiệp. Thậm chí, có thể dẫn đến gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty, gián đoạn chuỗi cung ứng xăng dầu gồm hơn 600 cây xăng, gần 30 kho xăng dầu trên toàn quốc, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của gần 6 nghìn người dao động của toàn hệ thống PVOil.

Mặc dù văn bản đã được thu hồi, song yêu cầu của PVOil đối với người lao động cũng gây xôn xao cộng đồng. Nhiều người cho rằng, đây là yêu cầu vô lý, “thiếu tình người” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khó khăn, nhiều người phải bươn chải để kiếm sống. Đồng thời đặt vấn đề: Liệu PVOil có quyền cho người lao động nghỉ việc khi làm thêm ngoài giờ không? Điều này có trái luật?

Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện Cục Việc làm, Bộ LĐTB&XH cho biết, trước tiên cần xem xét lại cam kết trong hợp đồng lao động giữa các bên. Có những doanh nghiệp sẽ có những điều khoản riêng để yêu cầu nhân viên phải đáp ứng theo tính chất công việc. Và đó được xem là thỏa thuận theo pháp luật.

Song, vị này cho rằng, ở góc độ nào đó thì văn bản này không sai bởi trong điều kiện dịch bệnh, nếu đơn vị quản lý đã yêu cầu nhân viên không được đi làm ngoài giờ để phòng, chống dịch mà nhân viên không chấp hành, dẫn đến mắc Covid-19 và làm lây lan ra cộng đồng, ảnh hưởng đến nhiều người khác trong đơn vị thì việc công ty cho nghỉ việc.

Tương tự, một luật sư thuộc đoàn luật sư Hà Nội cũng cho rằng, phải căn cứ hợp đồng lao động của 2 bên. Tuy nhiên, theo điều 21 Bộ luật lao động 2019 không có nội dung liên quan đến việc người lao động không được làm công việc khác.

Không những thế, theo điều 19, Bộ luật lao động 2019 cho phép người lao động có thể ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động.

“Việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp người lao động làm công việc khác là vi phạm quy định tại Điều 36 bộ Luật lao động”, vị này nói.

Vị Luật sư cũng khẳng định, hiện Chính phủ chưa có quy định cấm các công việc như shipper, bán hàng hay taxi...để phòng dịch Covid-19 nên việc PVOil cấm là chưa hợp lý.

Nguồn: [Link nguồn]

Một công ty Việt vừa được định giá gần 100 triệu USD, không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

CTCP Phần mềm Diệt virus BKAV (BKAV Pro) vừa phát hành thành công 170 tỷ đồng trái phiếu nhằm tạo nguồn vốn cho hoạt động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN