Masan triển khai hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ 4.0

Tập đoàn Masan vừa chính thức triển khai hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ 4.0.

Tại đại hội cổ đông vừa tổ chức sáng nay, ông Danny Lê, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan cho biết, mục tiêu của Masan là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam thông qua các sáng kiến mang tính đột phá.

Tại sự kiện năm nay, Masan công bố bức tranh tổng thể để đạt được tầm nhìn hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ Point of Life (POL): tái định hình xu hướng tiêu dùng của người Việt (B2C) trong giai đoạn 2021 – 2022, và tiến đến thay đổi cách các doanh nghiệp nội địa vận hành (B2B) trong giai đoạn 2023 – 2024, từ đó kiến tạo nên một hệ sinh thái B2B2C vào năm 2024 trở đi.

Khách hàng trải nghiệm hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ POL của Masan.

Khách hàng trải nghiệm hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ POL của Masan.

Hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ POL là hệ sinh thái số offline-to-online bao gồm ba thành phần chính. Thành phần đầu tiên bao gồm các sản phẩm, dịch vụ mà Masan cung cấp cho người tiêu dùng và đối tác kinh doanh.

Thành phần thứ hai là hạ tầng thương mại kết nối tất cả các bên trong hệ sinh thái: chương trình khách hàng thân thiết, hệ thống logistics đầu cuối 4PL và giải pháp thanh toán.

Thành phần thứ ba bao gồm một nền tảng công nghệ, năng lực phân tích dữ liệu thông qua trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) cũng như con người và tổ chức của Masan.

"Đây là cách để nâng cao hiệu suất trên toàn bộ chuỗi giá trị tiêu dùng: Tích hợp 30.000 cửa hàng offline vào hệ thống logistics đầu cuối 4PL tạo nên một nền tảng logistics có độ phủ rộng trên toàn quốc, giúp giảm chi phí để tiếp cận người tiêu dùng.

Hơn thế nữa, ứng dụng công nghệ cho phép nền tảng này nhân rộng trên cả kênh offline và online. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ giảm 5% chi phí hàng hóa cho người tiêu dùng, cũng như gia tăng 5% lợi nhuận cho người bán hàng cũng như nhà sản xuất" - ông Danny Lê nói.

Kết thúc quý I-2022, Masan đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 18.189 tỉ đồng và 1.895 tỉ đồng.

Kết thúc quý I-2022, Masan đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 18.189 tỉ đồng và 1.895 tỉ đồng.

Để hiện thực hoá hệ sinh thái công nghệ - tiêu dùng, Masan đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của Công ty cổ phần Trusting Social, công ty con tại Việt Nam của Trust IQ Pte. Ltd. (Trusting Social) có trụ sở tại Singapore.

Thỏa thuận hợp tác với Trusting Social góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Masan trở thành hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ tích hợp từ offline đến online. Qua đó cung cấp các giải pháp ứng dụng AI và fintech trong bán lẻ và tiêu dùng, mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội.

Tầm nhìn 2025, Masan dự kiến tiết kiệm 15% chi phí của chuỗi giá trị từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty cũng cũng hướng đến việc phục vụ 30 – 50% người tiêu dùng Việt Nam, với giá trị vòng đời đạt đến 30 – 50 tỉ USD.

Kết thúc quý I-2022, doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt 18.189 tỉ đồng, và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 452,5%, đạt 1.895 tỉ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Ảnh hưởng nặng vì Covid-19, doanh số bán vàng của SJC giảm gần 25%

SJC cho biết doanh thu giảm do năm 2021 phải đóng nhiều cửa hàng và các chi nhánh kinh doanh không hiệu quả bởi ảnh hưởng của giãn cách, dịch Covid-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Minh ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN