Khó kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2020 do dịch Corona

Theo Bộ Tài chính, việc điều hành giá để góp phần kiểm soát lạm phát (CPI) dưới 4% trong năm 2020 là một nhiệm vụ khó khăn, do dịch Corona.

Theo Bộ Tài chính, việc điều hành giá để góp phần kiểm soát lạm phát (CPI) dưới 4% trong năm 2020 là một nhiệm vụ khó khăn do dịch Corona.

Theo Bộ Tài chính, việc điều hành giá để góp phần kiểm soát lạm phát (CPI) dưới 4% trong năm 2020 là một nhiệm vụ khó khăn do dịch Corona.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CPI tháng 1/2020 tăng khá cao, 1,23% so với tháng 12/2019. Đây là mức tăng cao nhất của tháng 1 trong 7 năm vừa qua.

Điều này gây áp lực lớn đến thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2020 dưới 4% theo Nghị quyết Quốc hội đã đề ra.

Bộ Tài chính nhận định, nguyên nhân CPI tháng 1/2020 tăng cao, do nhóm mặt hàng ăn uống, giao thông, đặc biệt là giá mặt hàng thịt lợn, rau củ qua tăng cao với tháng 12/2019. Bên cạnh đó, dịch do virus Corona mới (Covid-19) đã khiến một số mặt hàng y tế phục vụ phòng, chống dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn tay… diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, đối với thuốc chữa bệnh cho người, bao gồm cả các loại thuốc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, tổ chức triển khai ngay việc đấu thầu thuốc, đàm phán giá để bảo đảm có đủ nguồn cung trong và sau dịch bệnh, qua đó điều tiết mức giảm giá bán thuốc phù hợp.

Đối với mặt hàng thịt lợn, theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giá giảm 10% ngay trong tháng 2 sẽ giúp CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ 2019 chỉ tăng 5,67% và CPI bình quân cả năm ở mức 4,59%; Nếu giá giảm thêm 8 - 10% trong tháng 3 sẽ giúp CPI bình quân cả năm ở mức 4,22%.

Đối với các mặt hàng nhập khẩu là đầu vào sản xuất, nhất là các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, cần đánh giá tổng thể về nhu cầu hiện nay để triển khai ngay các biện pháp cân đối cung - cầu. Có giải pháp sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để thay thế, đẩy mạnh tìm kiếm và nhập khẩu từ các thị trường khác, đảm bảo phục vụ đủ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thanh tra tài chính, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm bán hàng không niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết, tăng giá bất hợp lý.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao giá USD ngân hàng liên tục tăng?

Thương mại và du lịch giảm sút do tác động của dịch Covid-19 có thể khiến nguồn cung ngoại tệ không dồi dào như năm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN