Doanh nghiệp bất động sản đang ''pass nhanh'' dự án với giá rẻ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Số lượng các chủ đầu tư có nhu cầu tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư dự án rất lớn. Thay vì giữ vững “kỳ vọng được giá”, các chủ đầu tư dần thể hiện thiện chí thương lượng với mong muốn đàm phán sớm đạt được thành công.

Báo cáo thị trường bất động sản quý II và 6 tháng đầu năm của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, các nhà đầu tư ngoại đang duy trì sự quan tâm tới các dự án bất động sản trong nước. Càng về sau, mức độ quan tâm càng tăng lên. Các dự án đã hoàn thiện thủ tục pháp lý là mục tiêu săn lùng của nhiều nhà đầu tư.

Theo đó, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra sôi động với hàng loạt thương vụ lớn. Các doanh nghiệp bất động sản thâu tóm thêm nhiều quỹ đất lớn, từ dự án căn hộ cho đến các bất động sản công nghiệp, văn phòng...

Thời gian gần đây, bước vào giai đoạn “dòng tiền khó”, vướng mắc thủ tục đầu tư, pháp lý kéo dài, thanh khoản sụt giảm, điều kiện vay vốn ngày càng khó khăn khiến doanh nghiệp phải tính đến việc bán một phần hoặc toàn bộ dự án. Đây là hướng đi giúp các doanh nghiệp có thể xoay xở dòng tiền trả nợ, tránh khỏi tình trạng sụp đổ, giải thể và mang đến dòng tiền để tiếp tục triển khai các dự án khác.

Các nhà đầu tư ngoại đang thực hiện các thương vụ thâu tóm dự án bất động sản tại Việt Nam phần lớn đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan… Chỉ có một số ít doanh nghiệp Việt Nam, có đủ tiềm lực để tham gia cuộc chơi với các thương vụ quy mô vừa và nhỏ.

Một dự án ở huyện Nhà Bè, TPHCM được Keppel Land mua cổ phần từ một doanh nghiệp trong nước.

Một dự án ở huyện Nhà Bè, TPHCM được Keppel Land mua cổ phần từ một doanh nghiệp trong nước.

“Keppel Land, Frasers, WHA, Central Retail… là những tên tuổi ngoại đã và sẽ tìm kiếm cơ hội M&A ở các phân khúc bất động sản thương mại, nhà ở và công nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp trong ngành, các nhà đầu tư từ các lĩnh vực khác cũng đang tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng danh mục đầu tư sang ngành bất động sản”, báo cáo nêu.

Phương thức mua bán, chuyển nhượng chủ yếu vẫn là nhận chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp dự án. Một số thương vụ đã tách riêng doanh nghiệp dự án để đối tác ngoại mua đứt, đây cũng là lựa chọn được đối tác ngoại ưa thích.

Số lượng các chủ đầu tư có nhu cầu tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư dự án rất lớn. Thay vì giữ vững “kỳ vọng được giá”, các chủ đầu tư dần thể hiện thiện chí thương lượng với mong muốn đàm phán sớm đạt được thành công.

Tính đến hết quý II, hầu hết các thương vụ M&A mới đang chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu là tìm kiếm và khảo sát, chưa đi đến bước đàm phán và chốt giao dịch.

Thời gian tới, hoạt động M&A sẽ tiếp tục sôi động. Các thương vụ hoàn tất bước thăm dò, khảo sát trong quý II sẽ tiếp tục chuyển sang bước đàm phán, thương lượng trong quý III và rất có thể thị trường sẽ chứng kiến một vài thương vụ thành công đầu tiên trong quý IV. Tuy nhiên, số lượng sẽ không nhiều và giới hạn ở các dự án quy mô nhỏ với pháp lý cơ bản hoàn thiện.

Các thương vụ quy mô vừa và lớn sẽ tiếp tục duy trì quá trình đàm phán đến hết quý IV/2023 thậm chí kéo dài sang quý II/2024. Khi M&A đạt được thành công sẽ góp phần cải thiện nguồn cung. Các dự án dang dở gặp được chủ đầu tư có tiềm lực tài chính sẽ nhanh chóng được tái khởi động. Các Chủ doanh nghiệp thu được tiền từ M&A cũng có nguồn để quay lại thực hiện các dự án còn giữ lại.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS - nhận định, nửa đầu năm nay, thị trường bất động sản tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực từ nền kinh tế chung và các vướng mắc nội tại thị trường chưa được giải quyết một cách triệt để. Mặc dù Chính phủ đã thể hiện sự đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi bằng việc ban hành các cơ chế, chính sách mới.

“Tình trạng khó khăn kéo dài không chỉ khiến toàn bộ các đối tượng tham gia thị trường bất động sản điêu đứng, rã rời mà kéo theo sự trì trệ của nhiều ngành nghề liên quan khác. Khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trong thị trường đã đến mức giới hạn. Nếu không tìm được lối thoát kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của hàng loạt các đối tượng”, ông Đính cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Hai dự án sai phạm liên quan đến Mường Thanh bị yêu cầu đẩy nhanh điều tra, xét xử

Những sai phạm tại dự án VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai) và dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (quận Hà Đông) vừa được Ban Chỉ đạo Thành uỷ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN