Bắt cựu sếp DN lợi nhuận nghìn tỷ: Sai phạm dày cộm, ngồi mát hưởng mâm vàng

Loạt cựu sếp đứng đầu VEAM bị khởi tố, bắt giam vì vi phạm nghiêm trọng trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước. Sai phạm dày đặc và kéo dài, nhưng đây lại là nơi thu về nhiều ngàn tỷ đồng mỗi năm mà chẳng cần vất vả nhờ các công ty liên doanh liên kết với hãng xe lớn như Honda VN, Toyota VN, Ford VN.

Loạt cựu sếp lớn bị bắt

Ngày 3/8, Bộ Công an công bố thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, bị can xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam.

Loạt cựu sếp đứng đầu VEAM bị khởi tố, bắt giam gồm: Trần Ngọc Hà, cựu Chủ tịch HĐTV, Lâm Chí Quang, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc  Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp. Vũ Từ Công, Phó Tổng Giám đốc Veam bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Loạt cựu sếp VEAM bị khởi tố, 3/4 người bị bắt giam.

Loạt cựu sếp VEAM bị khởi tố, 3/4 người bị bắt giam.

Các bị can bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại Điều 219 Bộ Luật hình sự năm 2015.

Cuối tháng 3, VEAM đã ban hành nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh tổng giám đốc với ông Trần Ngọc Hà.

Ông Hà bị tạm dừng nhiệm vụ liên quan đến thương vụ mua bán 3.000 linh kiện phụ tùng ôtô xe Hyundai để sản xuất và tiêu thụ với trị giá 1.600 tỉ đồng mà không thông qua hội đồng quản trị.

Ngoài ra, theo VEAM, ông Hà cùng một số cán bộ còn có các vi phạm khác liên quan đến quy định về quản lý tài chính và điều lệ của công ty này.

Đến tháng 6, ông Hà tiếp tục bị miễn nhiệm là người đại diện vốn nhà nước tại VEAM.

 Cuối tháng 6, tại ĐH cổ đông ngày 30/6, ông Trần Ngọc Hà bị cổ đông của VEAM thống nhất bãi nhiệm ông Trần Ngọc Hà. Có tới 98,73% số cổ phần tham dự đồng ý bãi nhiệm chức danh này đối với ông Trần Ngọc Hà.

Trong quá trình thực hiện thanh tra, Bộ Công thương đã chuyển hồ sơ về sai phạm tại VEAM sang Bộ Công an.

Sai phạm dày đặc

Các sai phạm tại VEAM, Bộ Công Thương đã kiến nghị chuyển nhiều vụ việc sang cơ quan điều tra Bộ Công an.

Cụ thể, VEAM mua linh kiện phụ tùng ô tô (3.000 bộ linh kiện xe Huyndai Mighty với TCG; 1.500 bộ linh kiện của Đơn hàng giữa VEAM và Chi nhánh Công ty TNHH Mekong Auto). Trách nhiệm chính thuộc về ông Trần Ngọc Hà, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, người đại diện vốn nhà nước, Kế toán trưởng,... Việc chuyển tiền từ VEAM cho Nhà máy ô tô VEAM; Công tác quản lý vốn và công nợ.

Việc sử dụng nguồn vốn hơn 112 tỷ đồng không đúng mục đích từ nguồn vốn chuyển quyền sử dụng đất 191 và 193 Bà Triệu - Hà Nội tại Công ty TNHH MTV cơ khí Trần Hưng Đạo trong Dự án đầu tư di chuyển và xây dựng mới công ty cơ khí Trần Hưng Đạo. Trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Thanh Giang Tổng giám đốc giai đoạn 2010-2011, ông Lâm Chí Quang Chủ tịch giai đoạn 2004-2011, ông Phạm Đình Công Nhân, giám đốc công ty giai đoạn 2006-2011...

Bắt cựu sếp DN lợi nhuận nghìn tỷ: Sai phạm dày cộm, ngồi mát hưởng mâm vàng - 2

Hệ thống khuôn dập cabin thiệt hại hơn 26 tỷ đồng. Trách nhiệm chính thuộc về ông Hồ Mạnh Tuấn, giám đốc Công ty VEAM Korea; Phó Tổng giám đốc VEAM từ tháng 6/2016 đến nay và Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc...

Việc bảo lãnh vay số tiền hơn 75 tỷ đồng tại Công ty CP vận tải và thương mại VEAM. Trách nhiệm chính thuộc về ông Lâm Chí Quang, Chủ tịch giai đoạn 2004-2011, Tổng giám đốc 2011-2015 và người đại diện vốn, kế toán trưởng...

Có dấu hiệu cố ý làm trái, buông lỏng trong công tác quản lý đất đai tại tổng công ty và một số đơn vị thành viên gây thiệt hại, lãng phí tài sản nhà nước.

Sếp sai phạm dày cộm, nắm lợi nhuận siêu khủng

Mặc dù dàn sếp dày cộm sai phạm qua thời gian dài, nhưng đây là Tổng công ty có mức lợi nhuận siêu khủng, lớn hơn cả các Tập đoàn lớn nhất nước.

Cụ thể, VEAM hiện là doanh nghiệp sở hữu 88,47% vốn nhà nước nhưng chủ yếu các khoản lãi đều đến từ hoạt động liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành ôtô và từ tiền lãi gửi ngân hàng.

Năm 2018, VEAM đạt 7.130 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 40% so với năm trước. Trong đó, phần lợi nhuận từ liên doanh, liên kết (chủ yếu từ Honda, Toyota, Ford) lên tới 6.849 tỷ đồng, tăng 32%.

VEAM hiện nắm 30% vốn tại công ty Honda Việt Nam, 20% vốn tại công ty ô tô Toyota Việt Nam và 25% vốn tại công ty TNHH Ford Việt Nam. Ba công ty liên doanh này dự báo sẽ lãi trên 20.000 tỷ đồng trong năm nay cũng như góp hơn 7.200 tỷ đồng vào lợi nhuận của VEAM (theo dự báo của HSC).

Dự báo doanh thu năm 2019 của Tổng công ty sẽ tăng 5% (đạt 7.424 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 8,1% (đạt 7.618 tỷ đồng) so với kết quả năm 2018.

[Info] Đại gia xăng dầu Trịnh Sướng bị bắt: Bán xăng giả, đi tù thật

Từ manh mối một chiếc xe bất ngờ bốc cháy giữa đường, cả đường dây sản xuất xăng giả tinh vi, tuồn hàng trăm triệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN