4 ái nữ nhà "vua" Tôm: Ôm tài sản nghìn tỷ, chưa một lần lộ diện truyền thông

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dung mạo và đời tư cá nhân của 4 ái nữ của nhà "vua" Tôm - thủy sản Minh Phú đều là những bí ẩn lớn.

Ái nữ giấu mặt nhà "vua" Tôm – họ là ai?

Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) là 1 doanh nghiệp tầm cỡ nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Năm 2018, tập đoàn này nắm giữ gần 5% thị phần tôm thế giới, xét theo sản lượng.

Sản phẩm của Minh Phú hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng/năm.

Đứng đầu đế chế Minh Phú là là ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc. Trong khi đó, vị trí Chủ tịch HĐQT lại là bà Chu Thị Bình - vợ ông Quang.

Vợ chồng "vua" tôm Minh Phú

Vợ chồng "vua" tôm Minh Phú

Vợ chồng "vua" Tôm có tất cả 4 người con gái gồm: Lê Thị Dịu Minh, Lê Thị Minh Phú, Lê Thị Minh Quí và Lê Thị Minh Ngọc. Điều đáng nói ở đây là dù doanh nghiệp này khá nổi tiếng cả trong nước lẫn quốc tế, nhưng những cô con gái nhà Minh Phú đều kín tiếng và không xuất hiện trước truyền thông. Cả dung mạo và đời sống cá nhân của họ vẫn là những bí ẩn.

Duy nhất, chỉ có 1 thông tin vào năm 2018, 3 con gái của Chủ tịch Minh Phú mua 10,2 triệu cổ phiếu MPC, gia đình "vua" tôm đã nắm gần 60% vốn của tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

Người nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất là Lê Thị Dịu Minh (sinh năm 1986). Tính đến hết năm 2020, cổ phiếu của bà Lê Dịu Minh 6.508.210 cổ phiếu chiếm 3,27% vốn điều lệ doanh nghiệp. Tính theo giá trị cổ phiếu niêm yết trong phiên chiều 10/3/2021 là 36.000 đồng/cổ phiếu thì cô Dịu Minh đang sở hữu số tài sản hơn 240 tỷ đồng.

Hình ảnh hiếm hoi của quý cô Lê Thị Dịu Minh.

Hình ảnh hiếm hoi của quý cô Lê Thị Dịu Minh.

Năm 2007, khi vừa mới bước qua tuổi 20, Dịu Minh được bổ nhiệm là Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, đồng thời lọt top danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam thời điểm đó với khối tài sản khoảng 200 tỷ đồng.

Năm 2012, Dịu Minh bán ra 3,445 triệu cổ phiếu MPC và không còn nằm trong danh sách cổ đông lớn của doanh nghiệp. Trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2014, cô gái này đang đứng ở vị trí thứ 38, tính đến ngày 8/3/2021, Dịu Minh đứng ở vị trí số 37.

Tháng 3/2015, Dịu Minh nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Nghiên cứu Phát triển, kiêm Giám đốc bộ phận chiến lược Nghiên cứu và Phát triển của Minh Phú.

Ngoài ra, Dịu Minh còn đang làm Tổng giám đốc của công ty cổ phần Đầu tư Long Phụng. Công ty này sở hữu hơn 4 triệu cổ phiếu MPC, tương ứng 5,97% vốn Minh Phú.

Đứng ở vị trí số 2 là Lê Thị Minh Ngọc - cô gái nắm giữ hơn 4,614 triệu cổ phiếu, tương đương 2,31% vốn, trị giá hơn 170 tỷ đồng. Giao dịch này được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận vào ngày 11/9/2018 với giá 37.650 đồng/cổ phiếu.

Tiếp đến là ái nữ Lê Thị Minh Quý đang có trong tay 0,28% cổ phần công ty, tương đương 564.000 cổ phần, trị giá khoảng 20 tỷ đồng.

Lê Thị Minh Phú - cô con gái có tên trùng với tên của doanh nghiệp ông Quang là người có số cổ phần ít nhất tại đây. Tính đến hết năm 2020, cô chỉ sở hữu gần 9.000 cổ phần - 1 con số cực kỳ ít tại doanh nghiệp thủy sản hàng đầu Việt Nam này.

Dân Việt cho biết, tổng giá trị tài sản thông qua nắm giữ cổ phần doanh nghiệp của gia đình bà Chu Thị Bình là gần 2.900 tỷ đồng. 

Giải án oan quốc tế, gia đình vua Tôm bỏ túi hàng trăm tỷ đồng

Trong quý 2/2019, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú dính vào cáo buộc lẩn tránh thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ.

Nghị sỹ Mỹ Darin LaHood gửi thư yêu cầu Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ tiến hành điều tra Minh Phú về cáo buộc "vua Tôm" Việt Nam nhập khẩu tôm đông lạnh từ Ấn Độ, chế biến ở mức tối thiểu và xuất sang Mỹ với xuất xứ tôm Việt Nam.

Hải quan online cho hay, kết luận ngày 13/10/2020, Cơ quan điều tra EAPA của Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ (CBP) đã yêu cầu áp thuế chống phá giá với mặt hàng Tôm Ấn Độ đối với Minh Phú dựa trên nhận định rằng: Minh Phú chưa hợp tác đầy đủ vì chưa cung cấp được hồ sơ truy xuất chi tiết của từng loại nguyên liệu tôm tới từng chuyến hàng xuất khẩu với thông tin và tài liệu như cơ quan này yêu cầu.

CBP đã hủy bỏ Quyết định đã ban hành về việc áp thuế chống phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Hoa Kỳ. (Ảnh minh họa)

CBP đã hủy bỏ Quyết định đã ban hành về việc áp thuế chống phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Hoa Kỳ. (Ảnh minh họa)

Ngay sau đó, lãnh đạo Thủy sản Minh Phú đã quyết định nộp đơn khiếu nại hành chính lên cơ quan cấp cao của CBP, yêu cầu xem xét lại kết luận nói trên, vì kết luận này đã bỏ qua bằng chứng quan trọng nhất là Minh Phú đã có hệ thống truy xuất riêng hiệu quả dù không theo đúng cách thức mà EAPA yêu cầu và không sử dụng tôm nguyên liệu Ấn Độ cho hàng xuất vào Hoa Kỳ.

Chỉ trong vòng 1 tháng dính đến cáo buộc về thuế, cổ phiếu MPC giảm gần 20% giá trị, vốn hóa thị trường của Thủy sản Minh Phú bị bốc hơi hơn 1.000 tỷ đồng.

Sau khi xem xét, CBP đã hủy bỏ Quyết định đã ban hành về việc áp thuế chống phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Hoa Kỳ. Đồng thời, cho phép Thủy sản Minh Phú tiếp tục được xuất khẩu tôm đông lạnh vào Hoa Kỳ mà không phải chịu thêm thuế chống phá giá áp dụng cho tôm Ấn Độ hay bất kỳ loại thuế chống phá giá nào khác.

Sau khi có tin vui từ Mỹ, cổ phiếu MPC của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú nhảy vọt tăng 2 con số. Cho đến hiện tại, thị giá cổ phiếu MPC tăng 3.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức tăng tới 14,1%, chốt phiên giao dịch ngày 10/3 là 36.200 đồng/cổ phiếu.

Theo báo cáo hợp nhất quý IV/2020 của Thủy sản Minh Phú cho biết doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần 4.352 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ trong quý 4.

Về tình hình tài chính, hết năm 2020, tổng tài sản của Minh Phú đạt 8.892 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt gần 2.972 tỷ đồng tại ngày 31/12/2020.

Đáng chú ý, để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh năm vừa qua, "vua Tôm" đã phải đẩy mạnh hoạt động vay nợ tài chính. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn theo báo cáo hợp nhất quý IV tính đến ngày 31/12/2020 của doanh nghiệp đạt 3.083 tỷ đồng, tăng 140,1% so với đầu năm.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất đạt 14.334 tỷ đồng giảm 15% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 618,1 tỷ đồng, tăng 38,3% so với năm 2019, trong đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 617,3 tỷ đồng, tương đương lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.984 đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

”Siêu nhân” 92 tuổi trở thành tỷ phú giàu nhất Hồng Kông

Trong khi dịch bệnh Covid-19 đã quật ngã hàng loạt "ông lớn" thì Lý Gia Thành lại thu bội tiền, trở thành người giàu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN