Những cựu quan chức thoái vị làm lãnh đạo ngân hàng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Việc cựu quan chức chính phủ sau khi rời vị trí trở thành lãnh đạo tại nhiều ngân hàng tư nhân cũng như DN lớn tại Việt Nam là diễn biến thường thấy trước đó.

Mới đây, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín - VietBank (VBB) thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao trong ban quản trị của ngân hàng nhiệm kỳ này.

Theo đó, ông Dương Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của VietBank rút khỏi vị trí này từ ngày 23/2 và thay vào đó là ông Bùi Xuân Khu, một cựu quan chức của chính phủ.

Ông Bùi Xuân Khu từng đảm nhiệm chức Thứ trưởng thường trực bộ Công Thương.

Ông Bùi Xuân Khu từng đảm nhiệm chức Thứ trưởng thường trực bộ Công Thương.

Ông Bùi Xuân Khu trước đó là Phó Chủ tịch HĐQT của VietBank kiêm thành viên thường trực HĐQT của ngân hàng này.

Trước khi tham gia HĐQT VietBank vào năm 2011, ông Bùi Xuân Khu từng đảm nhiệm chức Thứ trưởng thường trực bộ Công Thương.

Như vậy, ông Bùi Xuân Khu là cựu quan chức cấp cao tiếp theo làm chủ tịch một ngân hàng thương mại cổ phần.

Cựu thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm hiện đang là Chủ tịch Ngân hàng HDBank (của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo) và Chủ tịch Công ty sữa Vinamilk (VNM).

Bà Tâm gia nhập Vinamilk từ năm 2013 với tư cách là thành viên HĐQT độc lập. Bà làm chủ tịch Vinamilk từ 2015 cho tới nay và từ 2010 tới nay là chủ tịch Ngân hàng HDBank. Bên cạnh đó, bà Tâm là cố vấn cấp cao cho một số định chế tài chính nước ngoài.

Trước khi về Vinamilk, HDBank, bà Lê Thị Băng Tâm từng nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt như Phó Cục trưởng, Cục trưởng, Tổng Giám đốc – Kho Bạc Nhà nước Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Quản trị – Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước,…

Bà Tâm tốt nghiệp khóa học Quản lý kinh tế cao cấp tại Liên Xô và hoàn thành bằng Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng tại đây. Ngoài ra bà cũng sở hữu Chứng chỉ Tài chính quốc tế tại Đại học North University London.

Tại MB, Chủ tịch ngân hàng này hiện nay là Thượng tướng Lê Hữu Đức (1955). Thượng tướng Lê Hữu Đức là nguyên Thứ trưởng bộ Quốc phòng, tốt nghiệp tiến sĩ tại Học viện Quốc phòng.

Chủ tịch MB Lê Hữu Đức có 20 năm giữ các chức vụ chủ chốt tại Quân chủng phòng không - Không quân. Ông Đức được bổ nhiệm làm Chủ tịch MB kể từ năm 2011 đến nay.

Ông Kiều Hữu Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ các ngân hàng Ngân hàng Nhà nước cũng từng là Chủ tịch Ngân hàng TMCP Sacombank từ 2014 - 2017. Ông Dũng cũng là chủ tịch Công ty Chứng khoán ACB, rồi Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sacombank...

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS. Mạc Văn Tiến, Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp, quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho rằng, việc các lãnh đạo, quan chức sau khi nghỉ hưu làm lãnh đạo doanh nghiệp có rất nhiều lợi thế.

Lợi thế trước hết là về kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm quản lý thực tế, nếu doanh nghiệp khai thác được lợi thế này để đưa vào quản lý là rất tốt.

Tuy nhiên, trong khi các cơ chế kiểm soát tham nhũng vẫn chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tình trạng tham nhũng vặt, tham nhũng lớn xảy ra thì khả năng lợi dụng các mối quan hệ từ những cựu cán bộ quan chức Nhà nước để thực hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực càng có nguy cơ cao hơn.

Vì vậy, PGS.TS Mạc Văn Tiến cho rằng các cán bộ quản lý sau khi nghỉ hưu vẫn được làm những việc mà pháp luật không cấm, tuy nhiên, các thông tin, cơ chế phải rất minh bạch, rõ ràng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, tham nhũng có thể xảy ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Lương của các lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước bao nhiêu?

Nghị định 20/2020 quy định việc thực hiện thí điểm về quản lý lao động, xây dựng thang lương, tiền lương, tiền thưởng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN