Khởi nghiệp thất bại không biết bao nhiêu lần, nay 8x có doanh thu cả tỉ đồng/tháng

Nhiều lần khởi nghiệp thất bại, thua lỗ đến mức gia đình phải vay mượn để trả nợ, người đàn ông này vẫn kiên trì đến mức lì lợm để khởi nghiệp, nay anh đã có doanh thu lên đến cả tỉ đồng mỗi tháng.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, anh Phan Trung Kiên trở thành nhân viên kinh doanh nhiều mặt hàng tại nhiều công ty khác nhau nhưng không thành công. Với khao khát có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn, chàng kỹ sư xuất phát từ 1 vùng quê nghèo ở ngoại thành Hà Nội bắt tay vào khởi nghiệp, thành lập công ty sản xuất men vi sinh chăn nuôi nhưng thất bại.

Đến năm 2015, khi gặp lại người anh học cùng trường đại học với câu nói: "Chú xem có việc gì cho anh làm với, anh chán đi làm tiếp thị thuốc bảo vệ thực vật lắm rồi, vừa ảnh hưởng đến mình, vừa ảnh hưởng tới mọi người". Anh thuê đất định trồng rau rừng nhưng 2 người đi khảo sát thấy cũng không “ăn thua”.

Lúc này, anh nhớ lại mỗi khi mình uống rượu say, mẹ thường đun cây cà gai leo để giải độc gan. Tìm tài liệu về cây này anh mới biết, đây là cây dược liệu rất tốt cho gan và được Viện Dược liệu quốc gia nghiên cứu rất kỹ.

Sau nhiều lần khởi nghiệp thất bại, anh Kiên cũng có doanh thu cả tỉ đồng/tháng.

Sau nhiều lần khởi nghiệp thất bại, anh Kiên cũng có doanh thu cả tỉ đồng/tháng.

Nghĩ là làm, anh vay mấy tỉ đồng để thuê gần hơn 20ha trồng cà gai leo để thực hiện ý tưởng. Khi anh bắt tay vào trồng, giá cà gai leo lúc đó lên đến 150.000 đồng/kg. Mừng thầm trong lòng là sẽ giàu to nhưng không, trồng được quá nửa số diện tích đất thuê thì giá tụt xuống còn 15.000 đồng/kg.

Giá quá thấp, anh không muốn phụ thuộc vào việc thu mua dược liệu của các công ty, anh tìm đường để xuất khẩu loại dược liệu này sang Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không thành công.

Không còn cách nào khác, anh đành chuyển sang bán lẻ cho mọi người. Không ngờ, do trong quá trình làm, anh thường chia sẻ quy trình trồng và chăm sóc, mọi người tin tưởng chủ động đặt mua. Dần dần, họ dùng thấy hiệu quả và tiếp tục ủng hộ, giới thiệu nhiều khách hàng khác cho anh. Nhờ đó, anh tiêu thụ được vài tấn cà gai leo khô mỗi tháng. Không chỉ bán dạng thô, anh còn chế biến ra dạng trà túi lọc để người dùng thuận tiện hơn.

“Thời gian đầu khởi nghiệp quả thực rất gian nan nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc bỏ con đường mình đã chọn. Vì tôi luôn nghĩ đã đầu tư rất nhiều tiền vào đó rồi, giờ không làm là chết”, anh tâm sự.

Sau gần 1 năm, anh đã thành lập công ty riêng. Với phương châm, xây dựng niềm tin với khách hàng trước, thu lợi nhuận sau, anh đã vay mượn, đầu tư nhiều vào nhà xưởng máy móc, trang thiết bị để nâng cao chất lượng. Tuy vậy, sau nhiều lần dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nước ta, doanh số của công ty cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Hiện tại, anh vẫn khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Hiện tại, anh vẫn khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Tuy vậy, anh chưa một lần nản chí, lúc nào cũng tự động viên mình phải cố gắng và bước tiếp. Đến nay, anh đã mở rộng diện tích lên đến 100ha trồng cà gai leo, thu về 800 – 1.000 tấn nguyên liệu khô mỗi năm, vừa dùng để làm trà và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dược. Hiện nay anh quản lý khoảng 70 lao động trực tiếp tại công ty và tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho bà con nông dân tại các vùng trồng.

Các sản phẩm từ cà gai leo của công ty bao gồm: cà gai leo khô, cà gai leo túi lọc, cao cà gai leo, viêng nang cà gai leo. Trong số đó, sản phẩm trà túi lọc cà gai leo đạt chứng nhận OCOP 4.

Hiện, anh bán giá 280.000 đồng/kg.

Anh vẫn dành thời gian học hỏi và kiên định theo cách không dùng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc cà gai leo.

Anh vẫn dành thời gian học hỏi và kiên định theo cách không dùng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc cà gai leo.

Nói về các sản phẩm của công ty, anh cho biết bản thân đã mang các mẫu đi kiểm nghiệm và biết được rằng càng chế biến sâu thì dược tính càng bị mất đi nên tốt nhất là dùng tươi, hoặc không thì pha như trà.

Vì vậy, anh luôn tư vấn cho khách hàng nên dùng trà, vừa rẻ lại vừa tốt. Nó tạo thói quen uống nhiều nước, uống thành nhiều lần, giúp cơ thể như một dòng sông chảy liên tục, dược tính được hấp thụ nhiều hơn, chất độc được đào thải kỹ hơn.

Tất cả các sản phẩm này giúp công ty của anh có doanh thu lên đến cả tỉ đồng mỗi tháng.

Trong tương lai, anh cho biết bản thân vẫn kiên định một con đường không dùng thuốc hóa học, chất bảo quản cho các sản phẩm từ cà gai leo.

Cà gai leo (tên khoa học: Solanum procumbens), còn có tên khác là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm. Loài này phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam).

Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, có thân dài từ 60 – 100 cm, hay cao hơn, chia nhiều cành. Loài có nhiều gai, cành xòa rộng. Lá cây hình trứng hay thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn. Ra hoa tháng 4-9, tạo quả tháng 9-12. Quả là dạng quả mọng bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7–9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2 mm. Loài này có vị hơi the, tính ấm.

Theo nhiều nghiên cứu, loài này được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Từng nợ đến 7 tỷ đồng, 8x Thanh Hóa vực dậy thành công doanh thu lên đến 30 tỷ/năm

Sau thất bại khởi nghiệp lần đầu, CEO 8X đã gánh nợ đến 7 tỷ đồng, hiện tại anh đã có doanh thu lên đến 30 tỷ đồng/năm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN