Đại gia tuần qua: Bắt tay đại gia ô tô, bầu Đức có còn “nặng nợ”?

Gánh nặng nợ vay của bầu Đức đã thay đổi nhiều sau khi bắt tay Thaco của ông Trần Bá Dương.

Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã giảm hơn 7.000 tỷ đồng nợ vay

Theo báo cáo tài chính quý IV/2019, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đạt doanh thu hợp nhất lũy kế 2.083 tỷ đồng trong năm 2019, giảm tới 61% so với cùng kỳ năm trước.

Một điểm tích cực trên báo cáo tài chính của HAGL là nhiều khoản nợ đã giảm đáng kể sau một năm tái cấu trúc dưới sự hỗ trợ của Thaco. Nợ phải trả hợp nhất tại thời điểm ngày 31/12/2019 của HAGL giảm gần 10.000 tỷ đồng so với một năm trước, còn 21.577 tỷ. 

 Gánh nặng nợ vay của bầu Đức đã thay đổi nhiều.

 Gánh nặng nợ vay của bầu Đức đã thay đổi nhiều.

Trong đó, nợ vay giảm hơn 7.000 tỷ đồng. Cụ thể, vay ngắn hạn giảm từ 6.950 tỷ còn 3.752 tỷ và vay dài hạn giảm từ 14.804 tỷ còn 10.946 tỷ.

Một trong những thay đổi lớn trong cơ cấu nợ của HAGL là khoản nợ trái phiếu trị giá hơn 2.200 tỷ đồng do HAGL Agrico phát hành vào năm 2018 cho Thaco đã chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau một năm. 

Sau sự kiện này, tỷ lệ sở hữu của HAGL tại HAGL Agrico giảm từ 61,3% xuống 49,2%. Tại thời điểm 31/12/2019, tỷ lệ sở hữu của HAGL tại HAGL Agrico giảm còn 47,4%. Tuy nhiên, HAGL Agrico vẫn là công ty con của HAGL và được hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo tài chính của tập đoàn.

Bên cạnh đó, nhờ mua lại trước hạn nhiều khoản trái phiếu của hai trái chủ là ngân hàng VPBank và NCB trong năm 2019, khoản nợ trái phiếu trong nước trên bảng cân đối của HAGL đã giảm hơn 3.800 tỷ đồng sau một năm. Hiện số nợ trái phiếu của tập đoàn bầu Đức là 7.164 tỷ đồng.

Ngoài ra, tổng giá trị các khoản vay dài hạn của HAGL cũng giảm từ 6.143 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018 xuống còn 4.632 tỷ đồng vào cuối 2019.

Chủ tịch Hùng Vương Dương Ngọc Minh năm thứ 3 không nhận thù lao

Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Công ty Cổ phần Hùng Vương, doanh nghiệp thủy sản gắn với biệt danh "vua cá" đặt mục tiêu doanh thu 12.524 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 790 tỷ đồng trong năm nay. 

Mục tiêu doanh thu của Hùng Vương năm 2020 cao gấp 3 lần so với kết quả của năm tài chính vừa qua. Trong khi đó, kỳ vọng lợi nhuận 790 tỷ đồng là con số cao nhất từ khi doanh nghiệp hoạt động. Niên độ tài chính vừa qua, Hùng Vương thậm chí còn lỗ ròng hơn 1.100 tỷ đồng.

Đại hội cổ đông của Hùng Vương cũng dự kiến thông qua việc không chi trả cổ tức do công ty đang lỗ lũy kế.

HĐQT và Ban kiểm soát công ty sẽ không hưởng thù lao trong năm nay. Đây là năm thứ 3 liên tiếp từ 2018, các thành viên lãnh đạo chủ chốt của "vua cá" Hùng Vương, gồm chủ tịch Dương Ngọc Minh không nhận thù lao.

Lợi nhuận ông chủ hãng Bia Hà Nội tăng trở lại sau 5 năm

Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 với khoản lợi nhuận tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm.

Trong đó, nhà sản xuất bia lớn nhất Hà Nội này ghi nhận 2.788 tỷ đồng doanh thu quý cuối cùng năm 2019, tăng 9% so với cùng kỳ. Việc cải thiện biên lãi gộp (trên 23%) đã giúp lợi nhuận gộp hãng bia thu về 663 tỷ đồng, tăng tương ứng 19%.

Doanh thu cả năm gần nhất của Habeco đạt trên 9.500 tỷ đồng.

Doanh thu cả năm gần nhất của Habeco đạt trên 9.500 tỷ đồng.

Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh, Habeco thu về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 7 lần con số quý IV/2018.

Khoản lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của ông chủ hãng Bia Hà Nội đạt được cũng tăng tương ứng, đạt trên 67 tỷ đồng.

Chính khoản lợi nhuận tăng mạnh trong quý IV đã giúp lợi nhuận cả năm 2019 của Habeco tăng trưởng so với năm 2018. Đây đồng thời là năm đầu tiên trong nửa thập kỷ qua hãng sản xuất bia, rượu tại thủ đô mới ghi nhận tăng trưởng kết quả kinh doanh.

Doanh thu cả năm gần nhất của Habeco đạt trên 9.500 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ con số tuyệt đối, tương ứng gần 4% so với năm liền trước. Kết quả này giúp hãng thu về 687 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 540 tỷ đồng sau khi trừ thuế TNDN, tăng lần lượt 10% và 12%.

Trước đó, nhà sản xuất bia lớn nhất khu vực phía Bắc đã trải qua 4 năm liền suy giảm lợi nhuận từ đỉnh năm 2014.

Chủ tịch Novaland muốn mua 10 triệu cổ phiếu công ty sau đơn cầu cứu

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn địa ốc Novaland Bùi Thành Nhơn vừa thông báo đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu công ty với mục đích đầu tư theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 11/2 đến 11/3.

Nếu hoàn tất mua vào toàn bộ số cổ phiếu này, tỷ lệ sở hữu tại Novaland của ông Nhơn sẽ tăng từ 19,7% hiện tại lên 20,8%, tương ứng với 201,7 triệu cổ phần.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu Novaland đang được giao dịch ở vùng giá 53.000 đồng. Theo giá trị thị trường hiện tại, số tiền ông Nhơn phải chi ra để gom vào 10 triệu cổ phiếu công ty khoảng 530 tỷ đồng.

Chủ tịch Novaland thông báo mua vào thêm 10 triệu cổ phiếu công ty ngay sau khi gửi đơn cầu cứu đến Bộ trưởng Xây dựng với nội dung đại gia bất động sản phía nam này cho là đã "kiệt sức" và xin được cứu xét cho tiếp tục thực hiện dự án khu dân cư.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đầu tư xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng tích hợp năm 2020

Theo thông tin từ Masan Group, năm 2020 doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực cho các hoạt động hoàn thiện danh mục sản phẩm cao cấp và sản phẩm đồ uống của MCH, tạo động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức hai chữ số. Tập đoàn cũng đề ra mục tiêu tăng quy mô ngành thịt, qua đó mảng thịt chiếm ít nhất 20-25% doanh thu thuần của Masan MEATLife (MML); hoạch định lộ trình cụ thể để VinCommerce (VCM) đạt lợi nhuận, và số hóa toàn bộ nền tảng bán lẻ này với doanh thu 2020 dự kiến là 45-48 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu EBITDA từ -3% đến hòa vốn. 

Chia sẻ về kế hoạch đặc biệt dành cho việc sáp nhập Masan Consumer Holdings và VinCommerce để thành lập tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, nhằm phát huy sức mạnh hiệp lực trên nền tảng từ sản xuất đến bán lẻ, để mang đến lợi ích cho người tiêu dùng, ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Không phải ai cũng đồng tình với thương vụ sáp nhập VCM vừa qua, nhưng đây là bước nhảy vọt mang tính cách mạng của Masan. Kết hợp nền tảng bán lẻ hiện đại của VCM với 300.000 điểm bán lẻ truyền thống trên toàn quốc của Masan tạo ra lợi thế vượt trội để chúng tôi xây dựng một hệ thống bán lẻ hiện đại, xuyên suốt phục vụ người tiêu dùng”.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia tuần qua: Tỷ phú Thái Lan sắp nhận 1.200 tỷ đồng tiền mặt từ Sabeco

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương với 36% cổ phần tại Sabeco cũng sẽ nhận hơn 800 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN