Đại gia tuần qua: Tỷ phú Thái Lan sắp nhận 1.200 tỷ đồng tiền mặt từ Sabeco

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương với 36% cổ phần tại Sabeco cũng sẽ nhận hơn 800 tỷ đồng.

Tỷ phú Thái sắp nhận 1.200 tỷ đồng tiền mặt từ Sabeco

Theo nghị quyết của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) về việc tạm ứng cổ tức năm 2019, ngày 9/3 tới Sabeco sẽ chi cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả 35%/mệnh giá cổ phiếu tương ứng 3.500 đồng/cổ phiếu.

Với 641,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Sabeco sẽ chi 2.245 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó, cổ đông lớn nhất của Sabeco là Vietnam Beverage sẽ nhận 1.200 tỷ đồng với 53,59% cổ phần. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương với 36% cổ phần tại Sabeco cũng sẽ nhận hơn 800 tỷ đồng.

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi

Vietnam Beverage là pháp nhân được ThaiBev của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi thành lập để mua lại cổ phần của Sabeco trong đợt thoái vốn của Bộ Công Thương năm 2017. 

Ngoài Sabeco với thương hiệu Bia Sài Gòn, ThaiBev còn sở hữu thương hiệu bia Chang ở Thái Lan. Công ty của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi dự định niêm yết mảng kinh doanh bia lên sàn chứng khoán Singapore trong năm nay để huy động 2,5 tỷ USD, tương đương định giá doanh nghiệp lên tới 12 tỷ USD.

Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có lợi nhuận vượt 1 tỷ USD

Công ty Cổ phần Vinhomes vừa công bố báo cáo tài chính quý IV. Doanh thu thuần hợp nhất trong 3 tháng cuối năm 2019 đạt 14.184 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ 2018.

Doanh nghiệp cho biết lợi nhuận tăng trưởng cao do các dự án ghi nhận doanh thu năm 2019 có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn. Bên cạnh đó, công ty có một năm thành công với hoạt động bán buôn.

Lũy kế năm 2019, Vinhomes đạt doanh thu thuần 51.826 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018.

Lũy kế năm 2019, Vinhomes đạt doanh thu thuần 51.826 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Vinhomes ghi nhận lợi nhuận sau thuế 6.858 tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm 2019, cao gấp 2,5 lần so với quý IV/2018.

Lũy kế năm 2019, Vinhomes đạt doanh thu thuần 51.826 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2018. Bên cạnh đó, các dự án hợp tác kinh doanh với Vingroup và các công ty con có doanh thu 15.455 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của Vinhomes năm qua đạt 24.206 tỷ đồng, tăng 64% so với năm 2018. Đây là lần đầu tiên Vinhomes báo lãi vượt mốc 1 tỷ USD. 

Trong năm 2020, Vinhomes cho biết đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng, tăng giá trị của công ty bằng cách tối ưu trải nghiệm khách hàng, cung cấp thêm dịch vụ gia tăng và sản phẩm phụ trợ, và đẩy mạnh hoạt động quản lý cho thuê.

Trong cơ cấu cổ đông của Vinhomes hiện tại, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm gần 70% cổ phần. Quỹ đầu tư Government of Singapore (GIC) của Chính phủ Singapore nắm gần 6% cổ phần và hiện là cổ đông lớn thứ hai tại Vinhomes.

Mảng nông nghiệp của bầu Đức lỗ ròng cả năm 2019 hơn 2.300 tỷ đồng

CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2019 với doanh thu tiếp tục giảm mạnh, lỗ ròng quý 4 hơn 580 tỷ đồng và cả năm lên đến 2.300 tỷ đồng.

Cụ thể, HNG ghi nhận hơn 534 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý 4/2019, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán trái cây chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 323 tỷ đồng, giảm 50%; doanh thu bán mủ cao su đạt 154 tỷ đồng, giảm 30%; phần còn lại đến từ bán vật tư nông nghiệp gần 61 tỷ đồng và từ sản phẩm dịch vụ khác hơn 3 tỷ đồng.

Mặc dù doanh thu sụt giảm, nhưng giá vốn hàng bán chưa được tiết giảm phù hợp khiến lợi nhuận gộp của Công ty trong quý 4 ghi nhận âm 38 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của HAGL Agrico giảm đến 99% cùng với chi phí tài chính tăng mạnh và khoản lỗ khác được ghi nhận lên đến 215 tỷ đồng đã khiến cho Công ty ghi nhận mức lỗ ròng lên đến 584 tỷ đồng. 

Tổng kết năm 2019, HAGL Agrico mang về 1.811 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời thực hiện được 38% kế hoạch cả năm. Lỗ ròng của Công ty lúc này lên đến 2.308 tỷ đồng. 

Đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của HNG đạt 23 tỷ đồng, giảm 26% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn đạt gần 4 tỷ đồng, giảm 7%; tài sản dài hạn đạt 19 tỷ đồng, giảm gần 27%. 

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết góp thêm 770 tỉ đồng vào Bamboo Airways trong quí IV/2019

Báo cáo tài chính hợp nhất quí IV/2019 của Tập đoàn FLC cho biết vào ngày 31/12/2019, tỉ lệ sở hữu của FLC tại CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là 51,11%. Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quí III, tỉ lệ sở hữu tại ngày 30/9/2019 đang là 100%.

Thực tế, Tập đoàn FLC không thoái bớt vốn khỏi hãng hàng không Bamboo Airways mà còn góp thêm vào so với cuối quí III.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính riêng của Tập đoàn FLC quí III/2019, FLC đang góp 1.300 tỉ đồng vào Bamboo Airways. Theo báo cáo tài chính riêng quí IV/2019, FLC đang góp 2.070 tỉ đồng vào Bamboo Airways. Như vậy, trong quí IV, Tập đoàn FLC đã góp thêm 770 tỉ đồng vào hãng hàng không của mình.

FLC đang góp 2.070 tỉ đồng vào Bamboo Airways.

FLC đang góp 2.070 tỉ đồng vào Bamboo Airways.

Tuy nhiên ngoài nhận vốn của công ty mẹ Tập đoàn FLC, Bamboo Airways còn huy động vốn từ các cổ đông khác. 

Cụ thể, đầu tháng 9/2019, Bamboo Airways nâng vốn từ 1.300 tỉ đồng lên 2.200 tỉ đồng và thay đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty cổ phần. Nói cách khác, hãng bay này có ít nhất ba cổ đông góp vốn và Tập đoàn FLC không còn là chủ sở hữu duy nhất.

Đến ngày 18/10/2019, Bamboo Airways được cấp giấy đăng kí kinh doanh thay đổi, thể hiện vốn điều lệ tăng từ 2.200 tỉ đồng lên 4.050 tỉ đồng.

Như vậy, việc tỉ lệ nắm giữ của FLC tại Bamboo Airways giảm từ 100% cuối quí III xuống còn 51,11% cuối quí IV/2019 là do sở hữu bị pha loãng trong quá trình hãng hàng không này tăng vốn, không phải do công ty mẹ Tập đoàn FLC thoái vốn. 

Tình hình tài sản của Masan thay đổi ra sao sau khi hợp nhất với VinCommerce?

Quí IV năm 2019, CTCP Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đạt doanh thu thuần gần 11.000 tỉ đồng, giảm 5% so với cùng kì. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức 31%. 

Tuy vậy, lợi nhuận ròng trong quí đạt 1.748 tỉ đồng, tăng 36% với nguyên nhân đến từ việc tăng lợi nhuận tài chính, tăng lợi nhuận từ các công ty liên kết và giảm chi phí bán hàng. Ngoài ra, lợi nhuận khác của Masan Group cũng đạt hơn 90 tỉ đồng, tăng mạnh so với quí IV năm ngoái. 

Trong quí, Masan Group cũng đã thực hiện hai thương vụ sáp nhập quan trọng, giúp hoàn thiện mảnh ghép chiến lược trung hạn là với VinCommerce từ Tập đoàn Vingroup và mua lại đa số cổ phần Bột giặt NET. 

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đăng Quang, Tổng giám đốc Masan Group: “Không phải ai cũng đồng tình với thương vụ sáp nhập VCM vừa qua, nhưng đây là bước nhảy vọt mang tính cách mạng của Masan”. 

Ông Quang cho rằng, hệ thống phân phối và sự phổ biến của sản phẩm luôn là điều quan trọng đối với người tiêu dùng, tuy nhiên việc tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới và khả năng phục vụ người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi đang trở thành những nhu cầu cơ bản. Vì vậy, việc kết hợp nền tảng bán lẻ hiện đại của VCM với 300.000 điểm bán lẻ truyền thống trên toàn quốc của Masan Group sẽ giúp công ty có lợi thế vượt trội. 

Nguồn: [Link nguồn]

Giai đoạn làm ăn “thất bát” nhất trong sự nghiệp của bầu Đức

Những lo ngại dịch Corona lan rộng đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu phiên thứ 2 liên tiếp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN