Đại gia tuần qua: Bắt tạm giam một cựu lãnh đạo doanh nghiệp lớn

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ông Dũng bị khởi tố để điều tra về hành vi "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ".

Tỷ phú toàn cầu có thêm 1.900 tỷ USD trong năm 2020

Forbes ước tính 2.200 tỷ phú trên toàn cầu có thêm 1.900 tỷ USD trong năm nay. Con số này tăng 20% so với ngày 31/12/2019.

Xét theo quốc gia, các tỷ phú Trung Quốc là nhóm gia tăng tài sản mạnh nhất năm nay. Trung Quốc đã áp dụng giãn cách xã hội mạnh tay sau khi Covid-19 bùng phát và đã phục hồi nhanh chóng sau đó. Chỉ số CSI 300 Index – đại diện cho 300 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc - đã tăng 19% năm nay. Việc này giúp các tỷ phú Trung Quốc có thêm 750 tỷ USD trong năm 2020.

2.200 tỷ phú trên toàn cầu có thêm 1.900 tỷ USD trong năm nay.

2.200 tỷ phú trên toàn cầu có thêm 1.900 tỷ USD trong năm nay.

Theo Forbes, 400 tỷ phú Trung Quốc đại lục đang sở hữu khối tài sản trị giá khoảng 2.000 tỷ USD. Con số này chưa bao gồm 67 tỷ phú Hong Kong. Nhóm tỷ phú này đang sở hữu khoảng 380 tỷ USD, tăng 60 tỷ USD so với đầu năm.

Giới tỷ phú Mỹ đã có một năm tuyệt vời. Hiện tại, hơn 600 tỷ phú nước này sở hữu khối tài sản trị giá 4.000 tỷ USD, tăng 560 tỷ USD so với đầu năm nay nhờ thị trường chứng khoán lên cao kỷ lục. Dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chỉ số S&P 500 năm nay vẫn tăng 13% - lên gần cao nhất mọi thời đại. Trong khi đó, Nasdaq Composite tăng 38%.

Đại gia 8x muốn huy động hơn 3.500 tỷ đồng

Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex) của đại gia trẻ Nguyễn Văn Tuấn sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bàn về kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán là xấp xỉ 293 triệu đơn vị, giá bán dự kiến là 12.000 đồng/cp. Như vậy, tổng số tiền Gelex có thể nhận về là 3.515 tỉ đồng. Công ty dự định sẽ thực hiện đợt chào bán trong quí I hoặc II năm 2021.

Đại gia 8x muốn huy động hơn 3.500 tỷ đồng

Đại gia 8x muốn huy động hơn 3.500 tỷ đồng

Mức giá chào bán 12.000 đồng/cp thấp hơn 22,7% so với giá trị sổ sách của cổ phiếu GEX tại ngày cuối quí III/2020 (15.515 đồng/cp) và thấp hơn 42,3% so với giá đóng cửa phiên hôm 18/12 (20.800 đồng/cp). 

Gelex cho biết công ty chọn mức giá 12.000 đồng là để "ưu đãi cho cổ đông hiện hữu và bổ sung thêm nguồn vốn vào quỹ thặng dư vốn của Gelex".

Bắt ông Diệp Dũng, cựu Chủ tịch Saigon Co.op

Bộ Công An thông tin, ngày 16/12, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Diệp Dũng, sinh năm 1968, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Saigon Co.op, để điều tra về những sai phạm xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).

Bắt tạm giam ông Diệp Dũng

Bắt tạm giam ông Diệp Dũng

Ông Dũng bị khởi tố để điều tra về hành vi "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ". Các quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra đã được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Trước đó, 27/7, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, đã triển khai quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy đối với ông Diệp Dũng, Thành ủy viên.

Đồng thời đình chỉ các vai trò Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Bí thư Đảng ủy của ông Diệp Dũng tại Đảng bộ Saigon Co.op do có dấu hiệu thực hiện hành vi huy động góp vốn trái pháp luật và thâu tóm tại Saigon Co.op mà ông Dũng là người chỉ đạo, tổ chức.

Cuối tháng 8, ông Diệp Dũng nộp đơn từ nhiệm Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op lên Thường trực Thành uỷ TP HCM.

Ông Luân Quốc Hưng làm Phó Tổng Giám đốc EVN TP HCM

Ngày 16/12, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty điện lực TP HCM (EVNHCMC) thay mặt Tập đoàn điện lực Việt Nam bổ nhiệm ông Luân Quốc Hưng làm Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC từ ngày 16/12/2020, nhiệm kỳ 5 năm.

Ông Luân Quốc Hưng sinh năm 1982, tốt nghiệp tiến sĩ hệ thống điện của Đại học Paul Sabatier (Pháp) năm 2010. 

Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc, ông Hưng có nhiều năm công tác tại EVNHCMC từ năm 2012. 

Doanh nghiệp của “vua thép” đã xuất xưởng trên 500.000 tấn HRC

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 11 tháng đầu năm nay nước ta sản xuất 3,9 triệu tấn HRC và tiêu thụ gần 3,72 triệu tấn. Trong đó, Formosa Hà Tĩnh cho ra lò 3,38 triệu tấn và tiêu thụ 3,31 triệu tấn. Tập đoàn Hòa Phát (HPG) sản xuất 515.000 tấn và tiêu thụ 405.000 tấn

Về phía Hòa Phát, công ty tiêu thụ chủ yếu ở Miền Bắc (395.000 tấn) và một lượng nhỏ ở miền Nam (10.000 tấn). Các số liệu tiêu thụ kể trên bao gồm cả dùng nội bộ, không chỉ có bán cho khách hàng bên ngoài.

Hòa Phát mới bắt đầu sản xuất và tiêu thụ HRC trong năm nay khi các lò cao của Khu Liên hợp Gang thép Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) đi vào hoạt động.

Dự kiến đầu năm 2021, lò cao số 4 – cũng là lò cao cuối cùng – tại Dung Quất sẽ được vận hành, sản lượng HRC sẽ tăng lên. Riêng trong tháng 11, Hòa Phát sản xuất khoảng 169.500 tấn HRC, bằng một nửa Formosa Hà Tĩnh.

Nguồn: [Link nguồn]

3 người giàu nhất thế giới không đóng một xu thuế thu nhập cá nhân

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã chuyển nơi ở chính của mình từ California đến Texas, theo báo cáo hôm thứ Ba, có nghĩa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN