Đại gia 58 tuổi người Ninh Thuận cho công ty mượn hơn 1.100 tỷ đồng giàu cỡ nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Với việc cho công ty mượn số tiền hơn 1.100 tỷ đồng, đại gia 58 tuổi người Ninh Thuận, Trương Anh Tuấn đang nhận được sự chú ý lớn về khối tài sản đang nắm giữ.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán mới công bố của Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân (HQC) do đại gia Trương Anh Tuấn làm Chủ tịch đã tiết lộ những thông tin đáng chú ý về kết quả kinh doanh và tình hình vay nợ của doanh nghiệp.

Trong năm 2021, doanh thu hợp nhất của HQC chỉ đạt 279 tỷ đồng, giảm 48% so với năm 2020. Dù doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh lên xấp xỉ 17 tỷ đồng, tuy nhiên sau khi trừ các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp lãi sau thuế của HQC vẫn giảm 57%, còn hơn 4 tỷ đồng.

Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2009. Theo đó, Công ty chỉ thực hiện được hơn 8% mục tiêu 50 tỷ đồng đề ra cho năm 2021.

Đáng chú ý, tổng nợ của doanh nghiệp tăng mạnh lên 4.986 tỷ đồng, tăng 89% so với năm trước. Trong đó, nợ ngắn hạn hơn 3.785 tỷ đồng, chiếm khoảng 76% cơ cấu nợ của Hoàng Quân.

Ông Trương Anh Tuấn gây chú ý khi đang cho công ty mượn hơn 1.100 tỷ đồng

Ông Trương Anh Tuấn gây chú ý khi đang cho công ty mượn hơn 1.100 tỷ đồng

Đặc biệt, ở khoản mục phải trả dài hạn được ghi là tiền mượn, Hoàng Quân đang nợ ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty 1.166 tỷ đồng, phát sinh thêm 1.160 tỷ đồng trong năm khi khoản nợ ông Tuấn ngày đầu năm chỉ là 6,6 tỷ đồng.

Cùng với đó, bà Nguyễn Thị Diệu Phương – vợ ông Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Hoàng Quân cũng đang cho công ty vay gần 35 tỷ đồng. Tổng số tiền của hai vợ chồng ông Tuấn – bà Phương là 1.201 tỷ đồng.

Dù đang cho doanh nghiệp vay mượn hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Tuấn và Bà Phương có giá trị chỉ hơn 100 tỷ đồng.

Cụ thể, ông Trương Anh Tuấn đang trực tiếp nắm giữ hơn 16,35 triệu cổ phiếu HQC, tương đương tỷ lệ 3,43% và có giá thị trường khoảng 148 tỷ đồng.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Diệu Phương - Phó chủ tịch đang nắm giữ 18,2 triệu cổ phiếu doanh nghiệp, tương đương tỷ lệ 3,82% và có giá thị trường khoảng 160 tỷ đồng.

Theo tài liệu đại hội cổ đông năm 2022 mới được công bố, Hoàng Quân dự kiến sẽ trình cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ thành cổ phần.

Theo đó, Hoàng Quân dự kiến phát hành khoảng 87,3 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho ông Trương Anh Tuấn để hoán đổi 873 tỷ đồng. Sau phát hành, số tiền công ty nợ ông Tuấn sẽ giảm từ 1.166 tỷ đồng về còn 293 tỷ đồng.

Ngoài chủ nợ lớn là ông Tuấn, Hoàng Quân còn đang nợ bốn cá nhân khác là bà Nguyễn Thị Điểm, ông Hoàng Minh Đức, bà Nguyễn Thị Như Hiền và bà Nguyễn Trần Thùy Trang từ 300 – 337 tỷ đồng. Công ty dự kiến phát hành 130,7 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 4 cá nhân trên để hoán đổi 1.307 tỷ đồng nợ vay với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Sau khi phát hành và hoán đổi nợ, công ty chỉ còn nợ bà Điểm 36,2 triệu đồng và nợ ông Hoàng Minh Đức 2,16 triệu đồng.

Nếu phương án trên được thông qua, Hoàng Quân sẽ phát hành tổng 218 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, vốn điều lệ công ty sẽ tăng từ 4.766 tỷ đồng lên 6.946 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh trong năm 2022, doanh nghiệp của đại gia Trương Anh Tuấn đặt kế hoạch doanh thu 1.085 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 165 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 sẽ bằng 39,3 lần so với thực hiện trong năm 2021.

Nguồn: [Link nguồn]

Vay 35.000 tỷ đồng từ 8 ngân hàng, tình hình vay nợ của Hòa Phát thế nào?

Với việc vay thêm 35.000 tỷ đồng từ 8 ngân hàng triển khai dự án Dung Quất 2, tổng vay nợ và thuê tài chính Tập đoàn Hòa Phát của tỷ Phú Trần Đình Long sẽ vượt vốn chủ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN