Vay 35.000 tỷ đồng từ 8 ngân hàng, tình hình vay nợ của Hòa Phát thế nào?

Với việc vay thêm 35.000 tỷ đồng từ 8 ngân hàng triển khai dự án Dung Quất 2, tổng vay nợ và thuê tài chính Tập đoàn Hòa Phát của tỷ Phú Trần Đình Long sẽ vượt vốn chủ sở hữu hiện tại của doanh nghiệp.

Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long đã có thông báo về việc công ty con của tập đoàn - Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất ký kết hợp đồng tín dụng với 8 ngân hàng lớn của Việt Nam.

Theo đó, Vietcombank và 7 ngân hàng thương mại khác gồm BIDV, Agribank, VietinBank, MBBank, TPBank, VPBank và MSB sẽ thu xếp khoản vay hợp vốn 35.000 tỷ đồng cho Hòa Phát Dung Quất để làm dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 (Dung Quất 2). Đây là khoản tín dụng lớn nhất từ trước tới nay của Hòa Phát với các ngân hàng.

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 có quy mô hơn 280 ha, công suất thiết kế của dự án này là 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC)/năm. Tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng và tập đoàn dự kiến khởi công trong quý I năm nay, hoàn thành trong 3 năm tới.

Sau khi dự án hoàn thành, năng lực sản xuất thép của Hòa Phát sẽ tăng lên mức 14 triệu tấn/năm, trở thành 1 trong 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm 2025.

Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long vay thêm 35.000 tỷ đồng để triển khai dự án Dung Quất 2

Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long vay thêm 35.000 tỷ đồng để triển khai dự án Dung Quất 2

Về tình hình tài chính của Hòa Phát, theo báo cáo quý IV/2021, tập đoàn này có hơn 40.700 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, bao gồm cả tiền gửi ngân hàng vào cuối năm 2021. So với năm 2020, số dư tiền mặt và tiền gửi ngân hàng này của Hòa Phát đã tăng tới 86%, tương đương gần 19.000 tỷ đồng.

Cùng với việc sở hữu lượng tiền mặt lớn nhưng Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long cũng tăng cường vay nợ ngân hàng. Đến cuối năm 2021, tập đoàn này có tổng cộng hơn 57.200 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính (ngắn hạn và dài hạn), nhiều hơn 6% so với một năm trước. Trong đó, gần 43.750 tỷ đồng là vay ngắn hạn, chiếm hơn 3/4 tổng nợ vay ngân hàng. Năm 2021, Hòa Phát cũng đã chi hơn 2.525 tỷ đồng để trả lãi vay.

Tính thêm cả khoản vay nợ 35.000 tỷ đồng từ 8 ngân hàng để triển khai dự án Dung Quất 2, tổng vay và nợ thuê tài chính của Hòa Phát có thể lên 92.200 tỷ đồng (tính cả vay nợ đến cuối năm 2021), vay nợ của tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long có thể vượt vốn chủ sở hữu 90.780 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2021).

Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/3 các chuyên gia của CTCK MB (MBS) đánh giá hiện tại, một số nhóm cổ phiếu cũng đã có mức hỗ trợ cứng như nhóm ngân hàng hoặc nhóm thép,...

Do vậy, MBS cho rằng thị trường sẽ duy trì đà tăng trong tuần sau, với tâm điểm là nhóm bluechips như: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, đầu tư công…

Các chuyên gia của CTCK Rồng Việt (VDSC) đánh giá VN-Index tiếp tục hồi phục trong phiên cuối tuần trước, nhưng bị cản tại gần 1.475 điểm. Thanh khoản tăng so với phiên trước nhưng vẫn ở mức dưới trung bình 50 phiên, cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng và áp lực bán đang dần tăng.

Với diễn biến lùi bước tại vùng cản, VN-Index vẫn trong trạng thái thận trọng, có thể chỉ số sẽ tiếp tục bị cản và lùi bước trong thời gian tới.

Các chuyên gia của CTCK Tân Việt - TVSI nhận định chỉ số dự báo sẽ tiến lên kiểm tra lại vùng kháng cự quanh MA(20) và đỉnh nhịp hồi ngắn trước đó quanh 1.480-1.490 điểm. Hỗ trợ mạnh của chỉ số quanh khu vực 1.410-1.420 điểm. Như vậy, biên độ đi ngang của chỉ số đã mở rộng hơn so với tuần trước.

Chúng tôi đánh giá rằng, VN-Index tạm thời mất xu hướng tăng trong trung hạn. Trong ngắn hạn, VN-Index dự báo sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự ngắn quanh đường MA(20) trong phiên tới.

Cùng với đó, các chuyên gia của CTCK KB Việt Nam (KBSV) cũng nhận định vùng cản gần quanh 1.480 điểm cùng với áp lực chốt lời sau hai phiên tăng điểm đang gây cản trở đà hồi phục của chỉ số VN-Index.

Mặc dù VN-Index có thể còn phải trải qua các nhịp điều chỉnh rung lắc trong phiên kế tiếp, nhưng cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục sau đó vẫn tiếp tục được đánh giá cao.

Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể linh hoạt mua tại hỗ trợ/bán tại kháng cự một phần vị thế trading đối với các cổ phiếu mục tiêu.

Nguồn: [Link nguồn]

Những khu vực sốt đất “dựng đứng” ăn theo dự án ”khủng”, nhà đầu tư nhấp nhổm tìm cơ hội

Những năm gần đầy, nhiều “cơn sốt” đất nền đã xuất hiện tại các tỉnh thành trên cả nước, trong đó phải kể tới hàng loạt những cơn sốt đất “ăn theo” các dự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN