Cổ phiếu nhóm FLC “trắng bên mua”, Bộ Tài chính nói gì để các CP được giao dịch trở lại?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chốt phiên giao dịch ngày 6/9, toàn bộ cổ phiếu nhóm FLC trong trạng thái "trắng bên mua", với khối lượng dư bán giá sàn đều ở mức hàng triệu cổ phiếu. Hiện, rất nhiều nhà đầu tư hoang mang và quan tâm, điều kiện gì để cổ phiếu FLC, ROS được giao dịch trở lại?

Để các cổ phiếu được giao dịch trở lại, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, các doanh nghiệp này phải khắc phục được những vi phạm, đồng thời các nhà đầu tư phải có ý kiến, yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện khắc phục các vi phạm và niêm yết trở lại...

Thông tin đình chỉ giao dịch với cổ phiếu FLC và HAI vào cuối tuần này tiếp tục là đòn giáng lên tâm lý những nhà đầu tư sở hữu các mã trong cùng hệ sinh thái.

Cổ phiếu FLC phiên 6/9 ở mức giá sàn, giữ nguyên trạng thái "trắng bảng bên mua" cho tới khi đóng cửa. Mặc dù có hơn 5 triệu cổ phiếu FLC được sang tay, dư bán giá sàn vẫn còn trên 14 triệu đơn vị vào cuối phiên. Chốt phiên, thị giá FLC về dưới 3.500 đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020.

Cổ phiếu nhóm FLC giảm kịch sàn và không có giao dịch

Cổ phiếu nhóm FLC giảm kịch sàn và không có giao dịch

Ngoài FLC, các mã khác như HAI, KLF, AMD, ART cũng trong trạng thái tương tự. Các mã này mở cửa ở mức giá đỏ, nhưng cũng nhanh chóng giảm kịch sàn trước áp lực bán tháo ồ ạt. Chốt phiên, dư bán sàn mỗi mã ghi nhận vài triệu đơn vị, với thị giá đều dưới 4.000 đồng.

GAB là cổ phiếu duy nhất của nhóm này không giảm. Tuy nhiên, mã này đã mất thanh khoản từ thời điểm Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố. Cổ phiếu này không ghi nhận bất kỳ lệnh mua hay bán nào kể từ phiên 28/3 đến nay.

Tại phiên giao dịch ngày 7/9, nhóm cổ phiếu này vẫn trong cảnh ảm đạm tương tự. Thời điểm mở cửa phiên giao dịch, CP FLC có giá 3.460 đồng/CP và không có giao dịch. Cổ phiếu HAI là 1.590 đồng/CP; KLF có giá 2.200 đồng/CP,... và đồng loạt đỏ sàn hàng chục phiên liên tiếp.

Trước tình trạng trên, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022 tổ chức tối 6/9, trả lời câu hỏi về điều kiện để cổ phiếu FLC, ROS được giao dịch trở lại, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết các doanh nghiệp này phải khắc phục được những vi phạm khiến cổ phiếu bị hủy niêm yết và có nguyện vọng giao dịch trở lại, khi đó các cơ quan quản lý sẽ xem xét theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, với trách nhiệm là cổ đông, các nhà đầu tư phải có ý kiến tại đại hội cổ đông, yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện khắc phục các vi phạm và niêm yết trở lại qua đó giảm thiệt hại kinh tế.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros và Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC phải khắc phục các vi phạm về công bố thông tin về báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022 và tổ chức đại hội cổ đông thường niên.

Về quyền lợi của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu nêu trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định việc hủy niêm yết đương nhiên ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, với trách nhiệm là cổ đông, các nhà đầu tư phải có ý kiến tại đại hội cổ đông, yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện khắc phục các vi phạm và niêm yết trở lại qua đó giảm thiệt hại kinh tế.

Liên quan đến trách nhiệm các cơ quan quản lý sẽ như thế nào khi cơ quan điều tra khởi tố bổ sung lãnh đạo FLC về các tội danh trên thị trường chứng khoán, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết vụ án đang trong quá trình điều tra của Bộ Công an và cần bảo mật. Khi có kết luận điều tra, Bộ sẽ công khai trách nhiệm cả cá nhân và tập thể, kể cả cơ quan quản lý nhà nước.

Nguồn: [Link nguồn]

Tìm 98 nạn nhân vụ lừa đảo nhận tiền cọc căn hộ tại TP Hồ Chí Minh

Thông qua việc tổ chức tư vấn, quảng cáo đối tượng đã nhận tiền cọc, giữ chỗ bán căn hộ cho hàng trăm khách hàng tại một dự án quận 12, TP HCM, chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN