BOT Cầu Thái Hà có lãi sau 11 quý lỗ liên tiếp

Quý IV/2021, BOT ghi nhận doanh thu thuần đạt 95,1 tỷ đồng, tăng gấp hơn 13 lần so với cùng kỳ năm trước và báo lãi 18,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 24 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần BOT Cầu Thái Hà (mã chứng khoán: BOT) đã công bố báo cáo tài chính quý IV và luỹ kế cả năm 2021. Theo đó, sau 11 quý liên tiếp báo lỗ, doanh nghiệp này đã ghi nhận khoản lãi 18,8 tỷ đồng. 

Cụ thể, riêng trong quý IV/2021, BOT Cầu Thái Hà ghi nhận doanh thu thuần đạt 95,1 tỷ đồng, tăng gấp hơn 13 lần so với mức 7,1 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận gộp đạt 19,8 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính giảm mạnh từ 26 tỷ đồng xuống còn 870 tỷ đồng, chi phí QLDN cũng giảm đáng kể từ 1,2 tỷ đồng xuống còn 184 triệu đồng. Khấu trừ các chi phí, công ty báo lãi 18,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 23,9 tỷ đồng. 

Lũy kế năm 2021, BOT Cầu Thái Hà ghi nhận doanh thu thuần đạt 114,8 tỷ đồng (trong đó riêng quý IV là 94,1 tỷ đồng), tăng mạnh so với mức 25 tỷ đồng năm ngoái. Dù quý IV/2021 báo lãi nhưng 3 quý đầu năm công ty đều ghi nhận thua lỗ nên tính chung, năm 2021 BOT Cầu Thái Hà vẫn lỗ 55,8 tỷ đồng. Năm 2020 trước đó công ty lỗ hơn 94 tỷ đồng. Khoản lỗ này nâng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2021 lên 249 tỷ đồng, chiếm 72,5% vốn góp chủ sở hữu. 

BOT Cầu Thái Hà có lãi sau 11 quý lỗ liên tiếp - 1

BOT Cầu Thái Hà vẫn còn dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 46 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 996 tỷ đồng, biến động không đáng kể so với đầu năm. Tổng tài sản của công ty tính đến hết năm 2021 đạt 1.531 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với hồi đầu năm. 

Hồi tháng 8/2021, sau khi công bố Báo cáo tài chính bán niên năm 2021, công ty kiểm toán đã lưu ý về khoản lỗ lũy kế tại thời điểm 30/6/2021 của BOT Cầu Thái Hà là hơn 244 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn là 96,6 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả là 1.102 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 125,8 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty kiểm toán cũng lưu ý thêm về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này. 

Trước ý kiến của kiểm toán, BOT đưa ra giải trình rằng trong giai đoạn đầu hoạt động thu phí, công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành thu phí do nhiều nguyên nhân khách quan và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Công ty cũng đã có những biện pháp để khắc phục nhằm tháo gỡ các khó khăn và đã được công ty kiểm toán ghi nhận trong báo cáo.

Cụ thể, hồi tháng 2/2020, công ty đã có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam và Ban quản lý dự án Thăng Long đề cập đến một số vẫn đề còn tổn tại từ bước lập dự án đầu tư, mời nhà đầu tư, triển khai xây dựng, khai thác dự án cầu Thái Hà là những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Công ty cũng đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể thu đúng, thu đủ để hoàn vốn đầu tư, như: đề xuất được lắp đặt bỗ sung trạm thu phí, thực hiện tư vấn lập dự án đánh giá lưu lượng xe thực tế qua cầu, được vốn hóa các chi phí trong thời gian chờ hoạt động...

Ban lãnh đạo công ty cũng cho biết tin tưởng với tài sản hiện hữu thuộc sở hữu của Công ty là Cầu Thái Hà (tổng giá trị đầu tư là 1.375,4 tỷ đồng) và 93.488 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng (trong giai đoạn đầu tư đang làm thủ tục hoàn thuế), cùng với sự hỗ trợ cam kết tài chính dài hạn để thanh toán các khoản nợ tín dụng của nhà đầu tư là Công ty TNHH Tiến Đại Phát, công ty chắc chắn sẽ hoạt động liên tục trong tương lai.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu BOT của doanh nghiệp này đã rớt giá mạnh suốt hơn 2 tháng qua từ mức 60.220 đồng/cổ phiếu (phiên ngày 1/11) xuống 11.100 đồng/cổ phiếu như hiện tại. Như vậy, chỉ sau hơn 2 tháng, thị giá BOT đã giảm hơn 5 lần. 

Cổ phiếu BOT giảm sâu trong 2 tháng trở lại đây, kết phiên ngày 24/1, thị giá BOT đạt 11.100 đồng/cổ phiếu. (Ảnh: FireAnt)

Cổ phiếu BOT giảm sâu trong 2 tháng trở lại đây, kết phiên ngày 24/1, thị giá BOT đạt 11.100 đồng/cổ phiếu. (Ảnh: FireAnt)

Trong quá khứ, cổ phiếu này từng tăng hơn 5 lần chỉ sau một tháng niêm yết trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu BOT lên sàn hồi tháng 2/2019 với mức giá chào sàn 10.000 đồng/cổ phiếu. Chỉ sau khoảng một tháng, cổ phiếu BOT đã tăng phi mã hơn 5 lần lên mức 52.000 đồng/cổ phiếuvà đi ngang gần 2 năm cho đến tháng 11/2021 mới chính thức "lao dốc". 

Công ty BOT Cầu Thái Hà thành lập năm 2014, là doanh nghiệp được thành lập do liên doanh góp vốn từ 3 nhà đầu tư là Công ty TNHH Tiến Đại Phát - CTCP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân - CTCP Đầu tư và XNK Bình Minh để đầu tư xây dựng dự án công trình cầu vượt Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối 2 tỉnh Thái Bình và Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT với tổng vốn đầu tư gần 1.700 tỷ đồng. Dự án thử nghiệm thu phí từ tháng 5/2018 và chính thức thu phí từ ngày 10/2/2019.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh nghiệp của đại gia hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn lợi nhuận lao dốc hơn 98%

Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, lợi nhuận doanh nghiệp của đại gia hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn đã lao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thu Thảo ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN