Asanzo tuyên bố bị oan, trở lại với kế hoạch "khủng"

Sự kiện: Kinh Doanh

Sáng ngày 17 tháng 9, CTCP Asanzo đã tổ chức họp báo để thông tin cụ thể về vụ việc bị báo buộc giả xuất xứ hàng hóa trước đó.

Theo tập đoàn này, hôm nay là ngày thứ 89 sau khi vụ việc xảy ra, Asanzo đã trải qua cuộc khủng hoảng toàn diện, khiến hệ thống phân phối tê liệt, sản xuất kinh doanh đình đốn. Asanzo công bố thiệt hại ước tính từ sự việc này lên tới 1000 tỷ đồng.

Tại họp báo, Asanzo nêu ra ba vấn đề quan trọng về vụ việc.

Một là cáo buộc giả xuất xứ hàng hóa. Asanzo cho hay trong quá trình làm việc với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, công ty đã giải trình đầy đủ, căn cứ theo các quy định của pháp luật và thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp về vấn đề xuất xứ hàng hoá. 

Cụ thể, đối với các sản phẩm do công ty thiết kế sản phẩm, thiết kế bo mạch điện tử, sau đó đặt hàng các nhà cung cấp linh kiện theo tiêu chuẩn chất lượng mà Asanzo kiểm soát, rồi lắp ráp thành sản hoàn chỉnh phẩm, thì Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam. Còn đối với các sản phẩm do Asanzo đặt hàng các doanh nghiệp khác sản xuất và nhập khẩu, Asanzo ghi xuất xứ nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc. 

Asanzo tổ chức họp báo trong sáng ngày 17 tháng 9 tại Hà Nội

Asanzo tổ chức họp báo trong sáng ngày 17 tháng 9 tại Hà Nội

Theo báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đối với Asanzo của Tổng Cục quản lý thị trường vào 1/8/2019, cơ quan này không có bất cứ kết luận nào cho thấy Asanzo có sai phạm về việc ghi xuất xứ hàng hoá, sau khi đã kiểm tra việc ghi nhãn hàng hoá của doanh nghiệp. 

Hai là nghi vấn sai phạm về xuất nhập khẩu. Sau vụ việc, Tổng cục Hải quan đã cử Cục Kiểm tra sau thông quan tiến hành kiểm tra đối với Asanzo. 

Theo thông tin từ Asanzo, sau khi kiểm tra tài liệu xuất nhập khẩu hàng hoá, đối chiếu hồ sơ chứng từ, tiếp nhận giải trình của doanh nghiệp, ngày 15-8, Cục Kiểm tra sau Thông quan đã có kết luận kiểm tra. 

Cụ thể, theo bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan số 774/KL-KTSTQ, Cục Kiểm tra sau thông quan đã kết luận rằng: “Trên cơ sở hồ sơ tài liệu, số liệu, thông tin do công ty cung cấp, tại thời điểm kiểm tra chưa phát hiện sai phạm về khai báo hải quan đối với hàng hoá tại 1 tờ khai hải quan xuất khẩu, 26 tờ khai hải quan nhập khẩu”.

Dựa trên kết luận này, Asanzo cho rằng mình không sai phạm vể xuất nhập khẩu.

Ba là cáo buộc lừa dối người tiêu dùng theo slogan "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản". Asanzo cho rằng đến thời điểm này, không có bất kỳ biên bản kiểm tra nào của các cơ quan chức năng kết luận Asanzo có sai phạm trong việc sử dụng slogan này.

Asanzo cho biết thêm trên thực tế, công ty này có hợp tác với Sharp Roxy - một công ty con tại HongKong của Tập đoàn Sharp (Nhật Bản). Tại họp báo, Asanzo cũng đưa ra bằng chứng về hợp đồng kinh doanh có hiệu lực với Sharp Roxy về bán linh kiện điện tử, chuyển giao phần mềm, công nghệ và cách làm, cùng với các dịch vụ liên quan.

Dựa trên những thông tin và kết luận trên, Asanzo cho rằng mình bị oan. Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Asanzo cho biết thêm công ty sẽ chính thức trở lại hoạt động bình thường từ hôm nay. 

Ngoài ra, Asanzo tuyên bố sẽ mở nhà máy sản xuất thứ 5 trong tháng 10 này, với công suất gấp 4 đến 5 lần các nhà máy hiện tại. Công ty định hướng trong 5 năm tới sẽ đạt sản lượng từ 2 -2,5 triệu tivi mỗi năm để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nhận tin ”dữ” từ Lào, cổ phiếu của bầu Đức bị bán mạnh

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận diễn biến tích cực trong phiên giao dịch đầu tuần nhờ nhóm cổ phiếu dầu khí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Minh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN