"Ôm tiền" về quê lướt sóng đất nền, nhiều nhà đầu tư “nếm đủ”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thời gian gần đây, dự án đất nền phân lô tại một số tỉnh Đông Bắc với lời chào bán hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, vì chưa am hiểu thị trường nên không ít người phải “ôm quả đắng” mua dễ - bán khó.

Tại một số tỉnh, khi sản phẩm căn hộ chung cư chưa phát triển mạnh bởi quỹ đất còn nhiều, dân số chưa đông nhưng có hạ tầng giao thông đang được đầu tư hoàn thiện thì hàng loạt dự án phân lô bán nền mọc lên.

 Trong khi đó, tại các thành phố lớn, do quỹ đất không còn nhiều, giá đất lại cao gấp nhiều lần khu vực lân cận nên các nhà đầu tư đã quyết định tìm cơ hội mới tại một số tỉnh lẻ nhiều tiềm năng và có lợi thế phát triển.

Anh Ngô Vũ, trú tại Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, với số vốn không nhiều, thay vì đầu tư nhỏ lẻ tại nội đô, đầu năm 2019, anh được một người em thân thiết giới thiệu dự án đất nền ở một huyện miền núi tại Phú Thọ.

Khi diện tích đất ở nội đô Hà Nội ngày càng thu hẹp thì một số doanh nghiệp và nhà đầu tư tiến hành mở rộng thêm các dự án ở các tỉnh vùng ven. (Ảnh minh họa).

Khi diện tích đất ở nội đô Hà Nội ngày càng thu hẹp thì một số doanh nghiệp và nhà đầu tư tiến hành mở rộng thêm các dự án ở các tỉnh vùng ven. (Ảnh minh họa).

Nhìn khu đất rộng, bằng phẳng, nằm ngay đường quốc lộ và trung tâm thị trấn, cơ sở hạ tầng cơ bản như đường, hệ thống giao thông, cây xanh,vỉa hè đẹp long lanh với diện tích từ 70-200 m2/lô, anh Vũ quyết định xuống tiền “ôm” luôn 10 lô.

“Ban đầu tôi cũng hơi e dè nhưng thấy hàng loạt nhà đầu tư quen biết cùng về đầu tư nên tôi ôm luôn mấy lô “hoàng hậu” với giá từ 8-10 triệu/m2, trung bình từ 1,4-1,6 tỷ/ô với dự định chỉ lướt sóng từ 3-6 tháng”, anh Vũ nói.

Tuy nhiên, gần 1 năm trôi qua, đến cuối năm 2019, dự án vẫn không có ai mua để làm nhà ở do giá cao hơn so với mặt bằng chung của dân. Chỉ có các nhà đầu tư mua bán với nhau mà thôi.

Dường như nhận ra tính khả thi của dự án này, không thể chờ đợi thêm nên đầu năm 2020, một số nhà đầu tư bán cắt lỗ với giá chỉ tư 6-7 triệu/m2. Thấy họ bán với giá rẻ, nhiều người lại ôm thêm vài lô với hy vọng “lướt sóng”. Tuy nhiên, ròng rã nhiều tháng trời rao bán nhưng anh Vũ vẫn chưa bán được lô nào mặc dù giá bán chỉ bằng 1/2 giá mua lần đầu.

Hiện tại anh Vũ và hàng loạt nhà đầu tư dự án này đang “khóc dở mếu dở”, đứng trước nguy cơ vỡ nợ hàng chục tỷ đồng sau gần 2 năm "lướt sóng" không thành.

Nhà đầu tư trước khi xuống tiền đầu tư hãy kiểm tra tính pháp lý của dự án đó và những nhân tố nào sẽ làm cho khu vực này tăng giá trị.

Nhà đầu tư trước khi xuống tiền đầu tư hãy kiểm tra tính pháp lý của dự án đó và những nhân tố nào sẽ làm cho khu vực này tăng giá trị.

Theo TS. Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội, hiện nay, quỹ đất ở nội đô đang khan hiếm nên một số doanh nghiệp và nhà đầu tư đang mở rộng thêm các dự án ở các tỉnh vùng ven. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, nhà đầu tư phải kiếm tra lại tính pháp lý của dự án đó từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn.

 “Ví dụ dự án phân lô bán nền xây nhà ở thì phải kiểm tra quy hoạch thiết kế cơ sở hạ tầng đấu nối của dự án đó với cơ sở hạ tầng của cả khu vực xem có phù hợp để phân lô bán nền làm nhà ở hay không. Điện, nước có đủ cung cấp cho cả khu đông dân cư như vậy hay không, sau đó là vấn đề xử lý rác thải, nước thải…”, ông Cường nói.

Tiếp đó, theo ông Cường thì phải xem xét cụ thể quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, định hướng phát triển cơ sở hạ tầng và các vấn đề an sinh xã hội ra sao.

“Nhà đầu tư trước khi xuống tiền hãy tự đặt mình vào trường hợp nếu mình về đó ở, mình sẽ làm gì để sinh sống, mình sẽ kinh doanh gì để ra tiền và những nhân tố nào sẽ làm cho khu vực này tăng giá trị”, ông Cường phân tích.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, những năm gần đây, các doanh nghiệp lớn làm nhiều dự án lớn ở các tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch. Họ đầu tư phát triển với qui mô lớn, hạ tầng phát triển đầy đủ. Từ đó có làn sóng ăn theo của các doanh nghiệp nhỏ khi đầu tư mua đất, thậm chí có những nơi đất chưa đầy đủ cơ sở pháp lí để rao bán, phân lô bán đất nền, gây tranh chấp, bức xúc cho người dân.

Dự án khu dân cư Alibaba ở thị xã Phú Mỹ bị cơ quan chức năng cưỡng chế, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vào năm 2019.

Dự án khu dân cư Alibaba ở thị xã Phú Mỹ bị cơ quan chức năng cưỡng chế, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vào năm 2019.

Đơn cử như năm 2019, dự án khu dân cư Alibaba ở thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã bị cơ quan chức năng thực hiện cưỡng chế, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tại khu đất do ông Nguyễn Ngọc Sự (trú tại TP. Hà Nội) làm chủ sở hữu.

Khu đất này rộng 24.500m2 bị thay đổi hiện trạng và mục đích sử dụng đất nông nghiệp: không phải đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc biệt sang đất phi nông nghiệp. Không được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Tuy nhiên dự án này lại được chủ đầu tư san lấp, làm đường, trồng cột điện. Phân lô bán cho người dân. Khi bị lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế buộc trả lại hiện trạng đất ban đầu.

Vì vậy, khi có ý định đầu tư, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kĩ về các dự án, quy hoạch. Nên chọn các chủ đầu tư có uy tín và các loại hình bất động sản có tính pháp lí cao, hoặc đã hình thành. Tránh những rắc rối hoặc việc chủ đầu tư chỉ biết bán đất, thu tiền xong bỏ mặc người mua.

Nguồn: [Link nguồn]

Méo mặt vì đầu tư đất nền lướt sóng

Trót ôm hai miếng đất với hy vọng thị trường ấm lên sẽ sang tay, tuy nhiên đến nay sau gần một năm chị Hoàn muốn bán...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN